TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Hướng dẫn bé gái khi kinh nguyệt đến?

Đối với các em gái tuổi dậy thì thường đến sớm hơn so với bé trai từ 1-2 năm. Dấu hiệu đầu tiên để biết mình đã thành thiếu nữ là xuất hiện hành kinh - đèn đỏ. Giai đoạn này, trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối khi thấy máu chảy ở vùng kín.

Trẻ thường lúng túng khi xử lý tình huống mỗi khi đến tháng. Việc thiếu hiểu biết của nhiều trẻ dẫn tới những hậu quả xấu cho sức khỏe như viêm âm hộ, suy sinh dưỡng… Vậy phải làm gì đây?


Trước hết, các em phải xác định được đó là chuyện sinh lý bình thường và phải đón nhận nó hằng tháng trong suốt một thời gian dài. Vì thế việc giữ vệ sinh trong những ngày này vô cùng quan trọng. Hãy lựa chọn những băng vệ sinh có chất lượng, thấm hút tốt, khô thoáng để thấm máu kinh. Khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong cửa mình. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có kinh, trong những ngày này các em nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều không hay tác động gây khó chịu, giận dữ. Các bậc cha mẹ cũng cần chú ý dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết. Nếu các em bị đau bụng dưới thì cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, bạn nên giải thích những kiến thức cơ bản cho   con hiểu như thế nào là kinh nguyệt, cách tính vòng kinh, máu kinh có thực sự dơ bẩn như con đã nghĩ, kiến thức về quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ sẽ thai nếu không biết bảo vệ mình, tại sao kinh nguyệt lại thất thường… Tóm lại hãy chuẩn bị tốt cả tâm sinh lý cho trẻ trước khi thấy “đèn đỏ”. Có như thế, con trẻ mới tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt   và học tập.

BS. Trần Phương

Theo Sức khỏe & đời sống

Trên đây là một số thông tin về cách vệ sinh ngày đèn đỏ cho trẻ mới lớn. Để biết thêm thông tin về sức khoẻ, tâm lý các bạn hãy gọi điện đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em