TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bạn đã biết về dị ứng tinh dịch?

Dị ứng tinh dịch là hiện tượng một trong các thành phần của tinh dịch (tinh trùng, protein, enzym) bị tấn công và bắt giữ bởi hệ miễn dịch của chính mình hoặc của người khác giới, quá trình tấn công và bắt giữ này có thể gây nên các phản ứng quá kích trên lâm sàng như hiếm muộn, vô sinh, bỏng rát, ngứa, mề đay, khó thở.

Biểu hiện của dị ứng tinh dịch

Ở nam giới: Dị ứng tinh dịch là quá trình phản ứng chống lại chính tinh trùng của mình, dị ứng tự thân, tức trong máu xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng nguyên nhân do hàng rào máu tinh hoàn bị phá hủy. Các tình trạng chấn thương cơ quan sinh dục, cắt bỏ hay phẫu thuật cơ quan sinh dục, yếu tố viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục đặc biệt là mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, lậu... đều có thể xuất hiện và hình thành các kháng thể chống tinh trùng. Các tổn thương hàng rào máu tinh trùng có thể xảy ra tại tinh hoàn và tại mào tinh hoàn - nơi tinh trùng được tôi luyện đến chín muồi, hàng rào máu tinh hoàn và mào tinh hoàn lành lặn đảm bảo cho việc hoạt động sinh tinh bình thường. Khi hàng rào này bị tổn thương tức các tế bào bạch cầu, hồng cầu và các thành phần trong máu sẽ xâm nhập môi trường sinh tinh, một số tế bào bạch cầu không nhận biết được tinh trùng là “người quen” mà coi nó như kẻ xâm phạm - kháng nguyên, nên chúng ra tay tấn công những con tinh trùng này, mức độ tấn công có thể từ nhẹ tới nặng như làm hỏng màng bọc ngoài tinh trùng (màng plasma), tới nặng hơn có thể là thực bào tinh trùng. Trên vi thể, thấy hình ảnh kết tụ tinh trùng thành đám - ngưng kết, trên kính hiển vi điện tử có thể thấy hình ảnh của lớp màng ngoài tinh trùng không còn trơn nhẵn mà xuất hiện các vết “xước” ghồ ghề hay các kháng thể kháng tinh trùng bám vào màng này. Trên lâm sàng, biểu hiện đau tức tinh hoàn dai dẳng không rõ nguyên nhân, viêm mào tinh hoàn, quá phát mào tinh hoàn, viêm tắc ống dẫn tinh là những triệu chứng gợi ý đến dị ứng tinh trùng.


Ở phụ nữ: Dị ứng tinh dịch hay còn gọi là hiện tượng tăng nhạy cảm với tinh dịch. Biểu hiện trên lâm sàng cũng rất đa dạng từ biểu hiện nhẹ xuất hiện tại chỗ các dấu hiệu đỏ ngứa, bỏng rát, phồng rộp ngay tại nơi tiếp xúc cả trong âm đạo hay ngoài âm đạo như da, miệng. Một số ít người có thể xuất hiện nặng hơn và có biểu hiện hệ thống như mẩn ngứa, mề đay khó thở, cá biệt có trường hợp xuất hiện cơn hen... Bệnh nhân bị tình trạng này ngoài những khó chịu về mặt cơ thể, đôi khi cũng gặp những rắc rối tế nhị trong mối quan hệ vợ chồng, vì mỗi khi “gặp gỡ” lại xuất hiện tình trạng này nên rất dễ sinh nghi cho bạn tình của mình đi bồ bịch bên ngoài mang bệnh về. Một biểu hiện lâm sàng nữa hay gặp là các cặp vợ chồng này thường muộn có con, họ thường được phát hiện khi đi khám hiếm muộn. Chẩn đoán với những trường hợp này không khó, một mẫu tinh dịch của bạn đời cho tiếp xúc với phần niêm mạc lành lặn có thể phát hiện ngay, một xét nghiệm nữa cũng có giá trị trong trường hợp dị ứng mà không có biểu hiện lâm sàng bằng cách soi dịch nhầy cổ tử cung sau giao hợp 6 - 12 giờ có thể thấy tinh trùng bị ngưng kết.

Ðiều trị thế nào?

Đối với thể dị ứng tinh dịch tự thân: Mục đích của điều trị này thường là để có tinh trùng khỏe cho nam giới. Để đạt được đích này, nam giới trước tiên phải được phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh viêm tắc đường ống sinh dục sinh sản, các bất thường về giải phẫu như giãn tĩnh mạch thừng tinh... Sau khi đã điều trị các bệnh lý nói trên, bệnh nhân tiếp tục dùng các thuốc ức chế miễn dịch để giảm bớt việc tăng sinh kháng thể kháng tinh trùng, các thuốc nhóm corticoid thường được lựa chọn cho việc điều trị dị ứng khá tốt nhưng nhược điểm phải dùng một thời gian dài với nhiều tác dụng phụ mà hiện nay hiệu quả để cho bệnh nhân nam này có thể có con tự nhiên được thì vẫn còn hạn chế.

Đối với thể dị ứng xảy ra ở phía nữ: Với thể nhẹ và trung bình, phương pháp điều trị tốt nhất là phương pháp giải mẫn cảm, bệnh nhân được tiếp xúc dần dần mỗi ngày một lượng nhỏ mẫu tinh dịch của chồng đã được lọc rửa đem đặt ở bên trong âm đạo, hoặc tiêm vào dưới da để cơ thể làm quen dần, sau đó tăng dần số lượng mẫu tinh dịch này cho đến khi một lượng như tự nhiên mà không xuất hiện tượng mẫn cảm nữa là được. Như vậy, người phụ nữ có thể dung nạp được với tinh dịch của chồng, khi đó họ có thể có quan hệ tình dục một cách tự nhiên và có thể có con. Trường hợp nặng có biểu hiện hệ thống thì ngưng tiếp xúc và dùng các nhóm thuốc kháng histamin, nhóm corticoid đều có tác dụng chữa ngay tức thì các triệu chứng. Trong các trường hợp dị ứng xảy ra khi mà các kháng thể kháng tinh trùng của người phụ nữ tấn công rất mạnh các tế bào tinh trùng nhưng không có biểu hiện lâm sàng của dị ứng bệnh nhân nếu muốn có con nên được dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI bơm tinh trùng đã rửa vào buồng tử cung hoặc dùng phương pháp IVF.

Bs. Nguyễn Bá Hưng
Theo Sức khoẻ & đời sống

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hiv, thuốc chống phơi nhiễm hiv, trieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Hướng dẫn bé gái khi kinh nguyệt đến?

Đối với các em gái tuổi dậy thì thường đến sớm hơn so với bé trai từ 1-2 năm. Dấu hiệu đầu tiên để biết mình đã thành thiếu nữ là xuất hiện hành kinh - đèn đỏ. Giai đoạn này, trẻ rất lo lắng, ngại ngùng, bối rối khi thấy máu chảy ở vùng kín.

Trẻ thường lúng túng khi xử lý tình huống mỗi khi đến tháng. Việc thiếu hiểu biết của nhiều trẻ dẫn tới những hậu quả xấu cho sức khỏe như viêm âm hộ, suy sinh dưỡng… Vậy phải làm gì đây?


Trước hết, các em phải xác định được đó là chuyện sinh lý bình thường và phải đón nhận nó hằng tháng trong suốt một thời gian dài. Vì thế việc giữ vệ sinh trong những ngày này vô cùng quan trọng. Hãy lựa chọn những băng vệ sinh có chất lượng, thấm hút tốt, khô thoáng để thấm máu kinh. Khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong cửa mình. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có kinh, trong những ngày này các em nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều không hay tác động gây khó chịu, giận dữ. Các bậc cha mẹ cũng cần chú ý dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết. Nếu các em bị đau bụng dưới thì cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, bạn nên giải thích những kiến thức cơ bản cho   con hiểu như thế nào là kinh nguyệt, cách tính vòng kinh, máu kinh có thực sự dơ bẩn như con đã nghĩ, kiến thức về quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ sẽ thai nếu không biết bảo vệ mình, tại sao kinh nguyệt lại thất thường… Tóm lại hãy chuẩn bị tốt cả tâm sinh lý cho trẻ trước khi thấy “đèn đỏ”. Có như thế, con trẻ mới tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt   và học tập.

BS. Trần Phương

Theo Sức khỏe & đời sống

Trên đây là một số thông tin về cách vệ sinh ngày đèn đỏ cho trẻ mới lớn. Để biết thêm thông tin về sức khoẻ, tâm lý các bạn hãy gọi điện đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thai trứng có nguy hiểm không?

Thai trứng là tình trạng bệnh lý của gai nhau do sự phát triển bất thường lớp tế bào nuôi có trong gai nhau, biến thành nhiều túi nhỏ giống như chùm nho chứa đầy nước, các túi này không thông với nhau mà chỉ nối với nhau bằng những sợi nhỏ, lấn át bào thai.

Thai trứng xảy ra như thế nào?

Thông thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ trở thành trứng thụ tinh, phát triển thành thai nhi và các phần phụ như: nhau và túi ối.

Trong một số trường hợp, tế bào nuôi phát triển quá nhanh, tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không phát triển kịp. Gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn buồng tử cung, có đường kính 1mm đến vài chục milimét. Hiện tượng này được gọi là thai trứng. Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai (được gọi là thai trứng toàn phần) hoặc có phôi thai bất thường (thai trứng bán phần).

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cho người bệnh như: lớn tuổi, trên 35 tuổi dễ thụ thai bất thường, sinh nhiều lần, suy dinh dưỡng (chủ yếu là thiếu đạm, thiếu vitamin A), vấn đề miễn dịch của cơ thể.

Cách xác định thai trứng

Rong huyết là triệu chứng thường gặp nhất, xảy ra sau khi trễ kinh vài tuần. Huyết âm đạo, có thể ít hoặc nhiều, thường là máu bầm đen, loãng, kéo dài. Người bệnh bị nghén nặng, nôn nhiều và kéo dài, thể trạng mệt mỏi, xanh xao, đôi khi xuất hiện phù. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dễ bị chẩn đoán nhầm là dọa sảy. Xuất hiện tình trạng của tăng huyết áp, đạm niệu. Khoảng một nửa người bệnh có tử cung to ra nhanh so với tuổi thai; số còn lại có tử cung phát triển bình thường hoặc nhỏ hơn tuổi thai do thai trứng thoái triển.

Trong giai đoạn giữa thai kỳ, sờ không thấy phần thai, không nghe tim thai.

Trong trường hợp thai trứng toàn phần: tình trạng thiếu máu, xuất hiện rõ, đa số là thiếu máu thiếu sắt, chiếm tỉ lệ 54%. Triệu chứng của tiền sản giật đi kèm và xuất hiện sớm, tỉ lệ 27%. Ngoài ra có thể kèm theo cường giáp. Chiếm tỉ lệ 7%, với các triệu chứng nhịp tim nhanh, da ẩm, tay run, xét nghiệm FT3 và FT4 tăng.

Siêu âm: cho thấy hình ảnh bão tuyết trong lòng tử cung, không thấy phần thai. Đây là yếu tố có giá trị chẩn đoán xác định thai trứng. Đồng thời xét nghiệm betahCG (beta human chorionic gonadotropin) tăng rất cao, trên 30.000 đơn vị quốc tế.

Biến chứng của thai trứng

Bệnh thai trứng không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết. Ngoài ra, thai trứng còn gây ra nhiều biến chứng ác tính như thai trứng xâm lấn và ung thư tế bào nuôi (đây là loại ung thư ác tính, có thể gây di căn toàn thân và tỉ lệ tử vong rất cao).

Bình thường diễn tiến thai trứng, trên 80% các trường hợp thai trứng sau khi được điều trị bằng hút nạo sẽ diễn tiến tốt. Trong khoảng 20% trường hợp còn lại, các nguyên bào nuôi tiếp tục phát triển và tiết ra hCG dẫn đến biến chứng.

Điều trị thai trứng

Khi người bệnh đã được xác định thai trứng, việc cần làm trước tiên là lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Kỹ thuật: hút nạo thai trứng, kết hợp giúp sự co hồi tử cung để cầm máu bằng truyền dung dịch mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin, đồng thời dùng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Có thể dùng máy hút dưới áp lực âm để hút nhanh, tránh chảy máu. Nạo hút lại lần 2 sau 2 - 3 ngày. Gửi tổ chức mô nạo làm giải phẫu bệnh. Phẫu thuật: cắt tử cung toàn phần cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi và trường hợp thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung.

Cách theo dõi sau điều trị thai trứng

Mặc dù đã được xử lý thai trứng nhưng vẫn cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ác tính. Hai tuần sau hút nạo, người bệnh cần đến bệnh viện để xét nghiệm định lượng beta hCG. Xét nghiệm này cần được thực hiện hai tuần/lần trong ba tháng đầu rồi sáu tháng/lần cho đến hết 12 tháng. Tuyệt đối tránh thai trong vòng một năm sau hút nạo.

Khi đã bị biến chứng nặng, người bệnh buộc phải điều trị bằng hóa chất và nặng hơn sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Còn khi đã nặng hơn thì phải điều trị trong một thời gian khá dài. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thời điểm có thể mang thai trở lại

Thông thường, vẫn  phải chờ một năm sau khi nồng độ beta hCG của trở về mức bình thường, trước khi chuẩn bị mang thai lần nữa. Trường hợp có thai trước thời điểm này, nồng độ beta hCG sẽ tăng lên và bác sĩ sẽ không thể biết được liệu mô bất thường có quay trở lại không.

Một điều may mắn cho người phụ nữ, thai trứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay khả năng có thai, ngay cả khi người bệnh đã trải qua hóa trị. Không bị tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc các biến chứng khác. Và tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ từ 1 - 2%. Ở lần mang thai tiếp theo, nên đi siêu âm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ để đảm bảo rằng không có vấn đề gì xảy ra.

BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận

Theo Sức khỏe & đời sống

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Những tai biến sau nạo phá thai?

Do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân để dính bầu rồi “tặc lưỡi” đi nạo phá thai. Tuy nạo phá thai chỉ là một thủ thuật đơn giản của sản khoa, nhưng những hệ lụy của nó đối với xã hội nói chung và sức khỏe cũng như hạnh phúc của người nạo phá thai nói riêng lại rất lớn.

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới.

Nạo phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ. Ngoài ra,  thủ thuật này dễ dẫn đến thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo, tai biến do dùng thuốc gây mê, gây tê. Các tai biến xuất hiện muộn hơn là sót thai, sót nhau, nhiễm khuẩn, chấn thương tâm lý, nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh...

Phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung.


Nếu như đế cuống rốn không lấy ra được nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do đó có thể làm mạch máu không liền lại, trong quá trình thủ thuật đó sẽ bị mất nhiều máu. Vả lại, nếu trước đó đã có viêm bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa khỏi hoặc trong quá trình thủ thuật không nghiêm chỉnh thực hiện vô khuẩn đúng với quy định, thì những dụng cụ đưa vào đưa ra rất dễ đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc nạo hút thai còn có khả năng để lại di chứng, nhất là đối với trường hợp đã qua nạo hút nhiều lần, nguy hại sẽ không nhỏ.

Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng tử cung; nhiễm khuẩn; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn thai; sót rau thai; băng huyết do sót rau, chấn thương và thủng tử cung.

Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai nên vẫn phải hút lại buồng tử cung; sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết; nhiễm khuẩn tử cung.

Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như gây mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật.

Sau một ca nạo phá thai an toàn, đa số bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề để lại hậu quả về sau. Vì thế, nếu lỡ có thai ngoài ý muốn, chị em nên tới các cơ sở y tế được phép làm thủ thuật này. Biện pháp giảm tỷ lệ phá thai có hiệu quả là truyền thông tư vấn về việc áp dụng biện pháp tránh thai để mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.

BS. Trần Phương Thu
Theo Sức khỏe & đời sống

Chú ý: Trên đây là những thông tin  mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Cách phòng thiếu máu thiếu sắt cho bà bầu

Sắt là một vi chất dinh dưỡng, tuy số lượng trong cơ thể không cao nhưng vai trò sinh học khá quan trọng, đặc biệt là tham gia vào quá trình tạo máu. Hiện nay, bệnh thiếu máu thiếu sắt đang là một trong những bệnh thiếu vi chất khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, cứ 2 phụ nữ có thai thì có 1 thiếu máu.

Tại sao phụ nữ có thai dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam là 26,5% và 75% thiếu sắt ở phụ nữ có thai là do thiếu máu; thiếu sắt xảy ra ở 66,1% phụ nữ có thai vào quý 3 của thai kỳ. Khi có thai cần chất sắt nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi, nhau thai và tăng khối lượng máu của người mẹ. Nếu lượng sắt ăn vào không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng, nhất là nhiễm giun móc làm cho cơ thể mất sắt cũng gây nên thiếu máu.

Làm thế nào để phát hiện thiếu máu ở phụ nữ có thai?

Nhu cầu sắt hằng ngày tăng ở phụ nữ có thai, trẻ em đang lớn, người đang nhiễm khuẩn. Cụ thể: nhu cầu em gái tuổi dậy thì là 15mg/ngày, phụ nữ 19 - 49 tuổi cần 18mg/ngày, khi có thai là 27mg/ngày trong khi đó nam giới chỉ cần 8mg/ngày.  Thiếu máu thiếu sắt khi xét nghiệm máu thấy hemoglobin (Hb) dưới 10,5g/dl; serum ferritin dưới 30g/dl; độ bão hòa transferrin dưới 20%. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng cao nhằm đáp ứng cho sự phát triển của bào thai, nhau thai và tăng khối lượng hồng cầu ở mẹ.

Các biểu hiện khi bị thiếu máu (thiếu máu nhẹ) là mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt. Nặng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, niêm mạc nhợt... Nếu thấy biểu hiện trên thì chị em cần đi khám, xét nghiệm máu để được chẩn đoán xác định và có hướng can thiệp kịp thời.

Phòng chống thiếu máu thiếu sắt


Trước hết cần uống bổ sung ngay viên sắt/acid folic, liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới sau đẻ 1 tháng. Thiếu máu là giai đoạn cuối của thiếu sắt kéo dài. Vì vậy khi có thai, ngay cả trong trường hợp bà mẹ cảm thấy sức khỏe bình thường không có nghĩa là không bị thiếu sắt. Hơn nữa, kể cả khi không bị thiếu sắt, đối với phụ nữ có thai, việc uống bổ sung viên sắt là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sắt ngày càng cao của cơ thể mẹ và con, phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt. Trước kia, khi dùng viên sắt bổ sung cho phụ nữ có thai hay gặp các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy... nhưng nay nhờ các nghiên cứu dược phẩm lâm sàng đã cho ra đời các sản phẩm chứa sắt dùng đường uống và truyền tĩnh mạch để điều trị cho thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt. Vì vậy, nếu cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng đường uống thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, cần cải thiện bữa ăn, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu sắt lấy từ các thức ăn động vật: thịt (nhất là thịt nạc), thủy, hải sản, trứng, phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục, tiết) hay từ các nguồn thức ăn thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc,... và các thức ăn giàu vitamin C như rau lá xanh thẫm (rau dền, rau ngót, rau muống)..., quả chín giàu vitamin C như cam, quýt, nho, dưa hấu,... vì vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trong điều kiện nước ta, phụ nữ mang thai dù ăn uống đầy đủ vẫn phải uống viên sắt để phòng chống bệnh thiếu máu. Như trên đã nói, nhu cầu hằng ngày của phụ nữ mang thai là 27mg (gấp hơn 3 lần so với nam giới) trong khi đó cơ thể chỉ hấp thu 10 - 15% lượng sắt trong thức ăn hằng ngày. Đó là điều không thể đáp ứng được ngay cả với bữa ăn tương đối đầy đủ. Hơn nữa các em gái tuổi dậy thì, phụ nữ rong kinh, phụ nữ bị bệnh đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày - tá tràng), nhiễm ký sinh trùng nhất là giun móc cần phải bổ sung sắt để phòng thiếu máu.

Bs Trần Kim Anh - Sức khoẻ và đời sống

Chú ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khoẻ, tâm lý các bạn hãy gọi điện đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

5 điều cần biết về bệnh mụn cóc sinh dục

Có thể bạn chưa biết nhiều điều về mụn cóc sinh dục, ví dụ như: dù dùng bao cao su hay không, bạn vẫn có khả năng nhiễm mụn cóc sinh dục từ "đối tác" quan hệ tình dục.

Mụn cóc sinh dục là một bệnh rất phổ biến

Mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất, theo thống kê của cơ quan y tế Úc, cứ 8 người trưởng thành thì có một người bị nhiễm virus gây bệnh mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người và tình trạng nhiễm bệnh mà bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc không thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Bạn có thể bị nhiễm mụn cóc sinh dục dù đã dùng bao cao su
Mặc dù việc dùng bao cao su để giữ an toàn tình dục là một trong những khuyến cáo hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng không có nghĩa là bao cao su có thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các bệnh lây lan qua đường tình dục. Và một trong những bệnh có khả năng lây lan dù bạn có dùng biện pháp an toàn này hay không chính là mụn cóc sinh dục.
Mụn cóc sinh dục có thể lây lan qua tiếp xúc da với da, đặc biệt nếu vùng da có vết xước hoặc tổn thương thì nguy cơ lây bệnh càng tăng.

Không phải ai cũng có dấu hiệu bệnh

Bởi vì virus gây bệnh mụn cóc sinh dục sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau trên mỗi cá nhân nên việc xác định bệnh tại nhà là điều không dễ dàng. Ở một số người, khi nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu mẩn đỏ, nổi mụn nước vùng kín, ngứa rát… nhưng ở nhiều người khác bệnh lại không có bất kỳ biểu hiện nào. Cho tới khi có dấu hiệu rõ ràng biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc chữa trị cũng gặp khó khăn hơn.

Bệnh mụn cóc sinh dục không có thuốc chữa

Tuy là một căn bệnh phổ biến nhưng hiện nay y học vẫn chưa tìm được thuốc chữa đặc trị cho bệnh mụn cóc sinh dục. Thậm chí, việc chữa khỏi bệnh cũng là điều không thể. Một khi nhiễm bệnh, virus sẽ đeo bám bạn cả đời, các phương pháp điều trị chỉ nhằm hạn chế tối đa sự phát tác tác ảnh hưởng của virus gây bệnh mà thôi. Các liệu pháp y khoa và thuốc chỉ dùng để ngăn ngừa viêm nhiễm và các tác dụng xấu của virus chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn lại virus này.
Bị mụn cóc sinh dục vẫn có thể có con
Tuy là bệnh khó chữa được nhưng nếu được điều trị kịp thời thì bệnh mụn cóc sinh dục không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng có con của bạn. Hàng năm vẫn có rất nhiều phụ nữ mắc bệnh mụn cóc sinh dục cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh kháu khỉnh. Nếu lo ngại virus có thể lây nhiễm cho em bé trong bụng (dù tỉ lệ này là cực kỳ nhỏ), bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.

Tổng hợp

Chú ý:Trên đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo, để biết  thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để  nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Nhận biết thời điểm rụng trứng?

Thời điểm lý tưởng nhất để thụ tinh là 2 - 3 ngày trước khi rụng trứng. Nếu biết mình sẽ rụng trứng, bạn sẽ chủ động và tăng cơ hội thụ thai (hoặc phòng ngừa mang thai, nếu bạn đang muốn tránh thai). Dưới đây là 3 cách để nhận biết khi nào thời điểm rụng trứng xảy ra.

1. Đếm ngày

Cách dễ nhất để ước tính thời điểm bạn rụng trứng là đếm ngược lại. Đầu tiên, bạn cần phải xác định được ngày nào sẽ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của mình (trong trường hợp chu kỳ của bạn bất thường thì phương pháp này sẽ không hiệu quả).

Từ ngày đó, bạn đếm ngược lại 12 ngày và sau đó đếm ngược tiếp 4 ngày nữa. Trong vòng 5 ngày này, khả năng bạn rụng trứng là rất cao. Nếu bạn có chu kỳ 28 ngày thì có nhiều khả năng bạn sẽ rụng trứng vào ngày thứ 14 của chu kỳ (ngày 1 là   ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, ngày thứ 28 là ngày cuối cùng trước khi bạn bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo).

2. Theo dõi những tín hiệu của cơ thể


Theo dõi nhiệt độ cơ thể để biết quá trình rụng trứng

Để phát hiện thời điểm bạn rụng trứng cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và quá trình tiết dịch âm đạo trong chu kỳ. Việc này vô cùng an toàn, tiết kiệm nhưng lại đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành.

Nhiệt độ cơ thể: Bạn sẽ không cảm nhận được sự thay đổi, nhưng vài ngày sau khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên đôi chút, tuy nhiên, sự chênh lệch này khá nhỏ và rất khó nhận biết. Bạn có thể phát hiện được thay đổi nhiệt độ cơ thể bằng cách đo nhiệt độ vào mỗi sáng.

Âm đạo: Thay đổi đáng kể nhất trong suốt chu kỳ mà bạn có thể nhận ra ngay chính là chất nhầy ở cổ tử cung tiết ra nhiều hơn. Đối với hầu hết thời gian trong tháng, bạn sẽ thấy nó ra ít và đôi khi còn hơi khô. Nhưng vào thời gian chuẩn bị rụng trứng, bạn sẽ thấy chất nhờn tiết ra nhiều hơn.

Nếu bạn chú ý đến những tín hiệu từ cơ thể và ghi lại chúng mỗi ngày, bạn có thể dựng một mô hình riêng, giúp bạn tự dự đoán khi nào bạn sẽ đến kỳ rụng trứng tiếp theo.

3. Kiểm tra hàm lượng hormone của bạn

Một bài kiểm tra nhỏ sẽ cho bạn kết quả chính xác trước ngày rụng trứng, giúp bạn có thời gian để lên kế hoạch sinh em bé. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí cao và phải nhờ đến bác sĩ để thực hiện các bài kiểm tra.
Phương pháp chính xác nhất để dự đoán thời điểm rụng trứng là kiểm tra hàm lượng hormone bằng một bộ dụng cụ dự đoán rụng trứng (OPK).

BS. Hồng Nhung
Theo Tudu.com.vn

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo, nếu có thắc mắc về sức khoẻ và tâm lý hãy gọi tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để được tư vấn từ các bác sĩ.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Sự khác biệt của bệnh lậu giữa nam và nữ?

Bệnh lậu được biết từ lâu, nhưng mãi đến năm 1897 mới được Neisser tìm ra, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae. Đây là bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Sự khác biệt của bệnh lậu giữa nam và nữ?

Vi khuẩn lậu có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6µm, rộng 0,8µm. Trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu gram âm. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ  thường; ngược lại sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật  dụng dùng chung.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, giữa nam và nữ có sự khác biệt về giải phẫu ở đường niệu đạo. Niệu đạo của nữ giới tương đối ngắn so với nam giới, khoảng 3cm, vì vậy bệnh lậu ít rầm rộ hơn, có nhiều tuyến quanh niệu đạo là nơi ẩn náu của vi khuẩn như tuyến Skène, tuyến Bartholine ở 1/3 trước của môi lớn và môi bé. Niệu đạo của nam giới chia làm 2 phần gồm niệu đạo trước và niệu đạo sau, được ngăn cách bởi cơ thắt niệu đạo, có chiều dài từ 14 - 16cm; niệu đạo trước có nhiều hang, là nơi trú ẩn của lậu cầu; niệu đạo sau càng phức tạp hơn cũng có nhiều ngóc ngách, xuyên qua tuyến tiền liệt, thông với túi tinh, ống dẫn tinh, mào tinh và tinh hoàn. Ngoài ra, còn có tuyến Morgagni và tuyến Littr cũng thuận lợi cho lậu cầu sinh sôi và phát triển.


Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niêm mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhân đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, lậu cầu tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó.

Về triệu chứng, bệnh lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu  đạo của nam giới dài, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm dễ bỏ qua, vì thế là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian ủ bệnh trung bình 3 - 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 - 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng, triệu chứng thường âm thầm, không rõ. Theo thống kê, có khoảng 97% số ca bệnh không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, khó chịu, nếu không điều trị bệnh sẽ đi vào giai đoạn mãn tính không có biểu hiện gì đặc biệt, mà thường chỉ có huyết  trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng như viêm tuyến Bartholin, tuyến Skene, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm bàng quang, viêm vùng chậu, viêm trực tràng. Viêm ống dẫn trứng có thể dày dính, gây thai ngoài tử cung, hoặc tắc tai vòi gây vô sinh.

Về điều trị, lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần do đó lan nhanh.Vì vậy, cần điều trị càng sớm càng tốt, điều trị đúng thuốc - đủ liều; điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý. Thuốc hiện nay được chọn ưu tiên là spectinomycine với tên biệt dược là Trobicin hay Kirin, 4g - tiêm bắp một liều  duy nhất; trường hợp bệnh mãn tính, tiêm liên tiếp 2 ngày, với nữ giới thì dùng liều gấp đôi nam giới. Nếu không tiện tiêm thuốc có thể chọn giải pháp uống  nhưng thường tỉ lệ thành công sẽ thấp hơn, thuốc thường dùng azithromycin (Zithromax) 250mg x 4 viên uống liều duy nhất. Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 - 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 - 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 - 7 ngày.

Về phòng bệnh, cho đến hôm nay, dùng bao cao su được xem như là phương tiện duy nhất để phòng bệnh lậu, tuy nhiên đó chưa phải là phương pháp đảm bảo tuyệt đối.

BS.CKI. Trần Quốc Long
Theo Sức khoẻ & Đời sống

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khoẻ sinh sản. Để biết thêm thông tin chi tiết các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 19008908 và 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: thuoc chong phoi nhiem hivthuốc chống phơi nhiễm hivtrieu chung benh lau

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em