TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Những ảnh hưởng đến hoạt động tình dục

 Tại Mỹ, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu toàn diện nào về vấn đề tình dục của người cao tuổi (NCT). Tần suất và tính tự nhiên của hoạt động tình dục ở NCT vẫn chưa được hiểu rõ.
 Tiền sử về tình dục của NCT cũng là một phần quan trọng trong thăm khám bệnh nhân. Tuy nhiên, một vài bác sĩ không thoải mái khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm này. Bản thân NCT cũng ngại ngùng khi được đề cập đến vấn đề  này. Thậm chí ngay cả khi họ có những rối loạn liên quan vấn đề tình dục, họ cũng không thường sẵn sàng cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ biết cách nói chuyện gần gũi, bảo đảm bí mật thì có thể chia sẻ với người cao tuổi về vấn đề tình dục của họ.
http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/nhung-anh-huong-den-hoat-dong-tinh-duc-n65-3914

Tuổi tác và chức năng tình dục
 Với sự lão hóa bình thường, NCT cần nhiều thời gian hơn để khêu gợi được cảm xúc tình dục. Mặc dù một vài người đánh giá chức năng tình dục của họ giảm sút, một số khác thì không; nguyên nhân có lẽ là do những người này cần nhiều thời gian hơn để đạt cực khoái.
Thay đổi ở nam giới
 Ngoài việc cần nhiều thời gian hơn để khêu gợi được cảm xúc tình dục, nam giới có thể nhận thấy tình trạng giảm tinh dịch, giảm độ cương dương và xuất tinh sớm. Sau khi đã đạt cực khoái, nam giới cao tuổi cần nhiều thời gian hơn để đạt độ cương lần kế tiếp.
 Không giống phụ nữ với vấn đề tình dục giảm dần theo tuổi, sự ham muốn và khả năng tình dục  của nam giới thường tồn tại trong suốt cuộc đời. Rối loạn cương dương là vấn đề thường gặp trong nam giới. Mặc dù tỉ lệ của rối loạn cương dương có tăng theo tuổi, nhưng bản chất tuổi già không phải là nguyên nhân gây nên điều này. Điều trị bằng thuốc có thể cải thiện tình trạng này.
Thay đổi ở nữ giới
 Nữ giới thường có thể duy trì chức năng tình dục trong cuộc đời trừ khi có biến cố bệnh tật. Nữ giới dường như  ít lo lắng hơn nam giới về vấn đề thể hiện tình dục nhưng lại lo lắng về sự đánh mất tuổi trẻ trên hình thể của bản thân, cảm giác mất sự hấp dẫn đối với bạn tình. Tần suất quan hệ tình dục của nữ giới thường liên quan đến tuổi, sức khỏe và chức năng tình dục của bạn tình hơn là chính sự ham muốn của họ.
 Đối với nữ giới, hầu hết thay đổi về tình dục xảy ra trong thời gian sau mãn kinh, khi lượng estrogen giảm thấp. Những thay đổi bao gồm  teo âm đạo, khô niêm mạc âm đạo dẫn đến đau khi giao hợp, giảm tiết acid âm đạo dễ dẫn đến viêm âm đạo, âm vật giảm kích thước, ít kiềm chế được căng thẳng… Viêm bàng quang càng thường gặp hơn. Việc dùng thuốc estrogen có thể cải thiện tình trạng này giúp nữ giới.

Ảnh hưởng của bệnh tật trên vấn đề tình dục
 Bệnh nhân đã có nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực hoặc suy tim có thể cần tránh sinh hoạt tình dục do những nguy cơ có thể có. Tuy nhiên, tử vong tim mạch hoặc sau hoạt động tình dục thì rất hiếm và bản thân hoạt động tình dục lại cho cơ hội để hoạt động gắng sức nhẹ và làm thoải mái tinh thần. Do đó, đánh giá mức độ tim mạch và nguy cơ là cần thiết, những ủng hộ và khuyến khích của bác sĩ có thể giúp đỡ bệnh nhân rất nhiều nhằm giúp họ có hoạt động tình dục an toàn.
 Sau nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thường được khuyên không hoạt động tình dục trong 8 - 12 tuần, mặc dù không có bằng chứng nào ủng hộ điều này. Thời gian kiêng khem này phụ thuộc vào nhu cầu ham muốn, sự sung sức và tình trạng của bệnh nhân. Mức độ sung sức của bệnh nhân trong hoạt động tình dục có thể định đoạt bằng nhiều cách (ví dụ: kiểm tra mức độ gắng sức, quãng đường bệnh nhân có khả năng đi được hoặc có thể leo được trên 2 tầng lầu).
 Bệnh nhân với bệnh đau thắt ngực có thể lo lắng và cần được trấn an. Hoạt động tình dục nên diễn ra trong bầu không khí thoải mái. Nó có thể tốt nhất vào buổi sáng, sau một đêm ngủ đủ giấc. Một tư  thế nằm ngửa khi hoạt động tình dục có thể làm giảm mức tiêu thụ năng lượng hoạt động tương đương leo một tầng cầu thang hoặc đi một dãy nhà. Nitroglycerin có thể dùng để ngừa hoặc điều trị cơn đau ngực. Tuy nhiên, người đàn ông nếu đã dùng nitrat rồi thì không được dùng sildenafil (Viagra) để điều trị rối loạn cương.
 Khi bệnh nhân suy tim đã được điều trị hiệu quả, những bài tập gắng sức và giải phóng cảm xúc liên quan hoạt động tình dục có thể kết hợp trong quá trình cải thiện sức khỏe bệnh nhân. Sau một giai đoạn phù phổi, bệnh nhân thường khuyên tránh hoạt động tình dục 2 - 3 tuần đến khi nào khả năng gắng sức bình thường (ví dụ: leo được trên 2 tầng lầu) với không có triệu chứng nào.
 Bệnh nhân có rối loạn nhịp nặng xuất hiện sau vận động hay gắng sức, có thể cần khuyến khích thực hiện nghiệm pháp gắng sức đi bộ trên thảm lăn thành công nhằm vượt qua lo lắng về khả năng tình dục của mình. Rất hiếm khi rối loạn nhịp tim lại ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tình dục của bệnh nhân.
 Bệnh nhân tăng huyết áp không cần hạn chế hoạt động tình dục. Tuy nhiên, nếu tăng huyết áp không được kiểm soát và việc sử dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp làm tăng tần suất rối loạn chức năng cương dương. Ảnh hưởng của tăng huyết áp và thuốc điều trị tăng huyết áp trên hoạt động tình dục của nữ giới không được biết rõ như nam giới. Do đó, thuốc điều trị tăng huyết áp cần dùng chọn lọc nhằm tránh ảnh hưởng hoạt động tình dục của NCT.
 Hoạt động tình dục không là nguyên nhân gây đột quỵ hoặc làm tăng thiếu hụt thần kinh sau đột quỵ. Chức năng tình dục có vẻ như bị ảnh hưởng nhưng ham muốn tình dục thì không, trừ khi tổn thương não quá nặng. Một vài bệnh nhân đột quỵ nhận thấy có rối loạn chức năng cương dương. Sự trấn an của bác sĩ  có thể giúp đỡ bệnh nhân và bạn tình của bệnh nhân. Phần thân thể không bị ảnh hưởng do đột quỵ nên dùng để kích thích cơ thể trong quá trình hoạt động tình dục. Việc sử dụng gối, tấm ván đầu giường có thể có lợi nhằm hổ trợ trong hoạt động tình dục ở những bệnh nhân tổn thương thần kinh vận động.
BS. NGUYỄN THANH HUÂN
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/nhung-anh-huong-den-hoat-dong-tinh-duc-n65-3914#sthash.D3ejB4Gq.dpuf

Theo nguồn: cachchuabenh.net
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:



Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Bệnh cúm và phụ nữ mang thai

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do vi rút gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa vi rút do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có vi rút. Vì vậy, nhiều bạn gái khi mới mang thai lần đầu thường băn khoăn, lo lắng không biết việc bị cúm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mình và em bé không?
Trước hết, cần khẳng định rằng phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai. Tuy tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do vi rút gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do vi rút. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxi lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.

Trong thời gian thai kỳ, ba mẹ nên giữ gìn sức khoẻ để sinh ra những đứa con khoẻ mạnh
Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Một số trường hợp, phụ nữ mang thai bị cúm có thể làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như hở hàm ếch, ... tuy nhiên, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Song hiện nay các nhà nghiên cứu của Viện Tâm thần New York (Mỹ) đã khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong năm tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
- Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai.
- Sự hiện diện của những chất liệu gen của vi rút cúm.
- Thân nhiệt của mẹ tăng cao.
- Các thuốc trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Mùa cưới thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, vì vậy dù bạn bắt đầu có thai vào thời gian nào cũng dễ rơi vào mùa cúm. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn có thể tiêm vacxin phòng cúm. Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vacxin. Xét về nguy cơ, vacxin cúm đã được chứng minh là vô hại. Thai phụ sau khi tiêm có thể hơi đau chỗ tiêm hoặc đau cơ, sốt và rét run, nhưng các triệu chứng này rất hiếm gặp. Những phản ứng dị ứng có liên quan tới thành phần albumin trong khâu sản xuất vacxin cũng hiếm và có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các quy định về chống chỉ định tiêm phòng. Trên thực tế, nếu có tiền sử dị ứng với vacxin cúm hoặc với các thành phần trong khâu sản xuất vacxin như lòng trắng trứng, một số kháng sinh và chất bảo quản thì không nên tiêm. Nói chung, người ta khuyên nên tiêm phòng vacxin cúm cho phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai khi nguy cơ lây nhiễm cao. Phát ngôn viên Bộ Y tế Australia Neil Branch cho biết việc tiêm phòng vacxin cúm rất an toàn và có lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể có: "Không có bằng chứng gì về nguy cơ gây dị tật hay các tổn hại khác (của vaccine phòng cúm) đối với thai nhi". Các bạn có thể đến các Trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được tiêm phòng vacxin cúm.
Trong trường hợp bạn bị cúm, cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...), chờ bệnh lui, kết hợp dùng một số thuốc chữa triệu chứng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Theo nguồn: cachchuabenh.net
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Những điều cần biết khi có bầu lần 2

Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất khi mang bầu lần 2 là nó không thật sự làm tôi lúng túng. Ký ức về lần mang thai đầu tiên với những cơn nôn thắt ruột vẫn còn in rõ khi tôi phát hiện ra mình lại mang thai lần nữa. Và thậm chí trước khi tôi kịp lo lắng về chuyện ốm nghén, thì người tôi đã trở nên tái nhợt.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là lần này nó không thật sự làm tôi lúng túng. Khi mang thai lần đầu, tôi gần như nằm bẹp trong nhà, còn bây giờ thì khác, tôi vẫn gượng dậy chăm sóc đứa con hai tuổi của mình. Và cơn ốm nghén ngập ngừng thoái lui. Kinh nghiệm giúp tôi học được những điều hữu ích, như ăn cái gì, cái gì không được ăn, sắp xếp các túi ở đâu để dễ lấy. Quan trọng nhất, tôi học được rằng sự khó chịu sẽ không kéo dài mãi và nó sẽ được đáp trả gấp triệu lần bằng một sinh linh bé nhỏ hoàn hảo và tuyệt đẹp.
Lần mang thai thứ hai của bạn có thể không phải là cuộc phiêu lưu ly kỳ như lần đầu tiên, nhưng nó có thể đến với những bất ngờ riêng. Việc mang thai lần đầu đã thay đổi bạn một cách sâu sắc – từ tính chất của cơ bụng đến mức độ tự tin của bạn – và những thay đổi này sẽ góp phần tạo nên vài khác biệt lớn. Để bạn đừng nghĩ rằng mình đã hình dung được tất cả, bài viết này sẽ tổng hợp lại một số vấn đề quen mà lạ khi bạn mang thai lần thứ hai.
Bạn trông có vẻ dềnh dàng hơn
Bất ngờ lớn đầu tiên là kích cỡ bụng phát triển rất nhanh chóng chỉ sau vài tháng. Bạn sẽ trở nên mập hơn và ngày càng to ra nhanh hơn. Lời giải thích về mặt sinh học là cơ bụng của bạn không giống như lần đầu. Do trương lực cơ giảm, tử cung của bạn sẽ hạ thấp một chút vào xương chậu. Có nghĩa là sẽ có nhiều áp lực hơn đè lên vùng chậu khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần vào cuối thai kỳ. Bé thứ hai luôn có xu hướng nằm thấp hơn khiến bụng to và trĩu xuống. Chính vì thế điều đó không giúp xác định giới tính của bé.
Bạn cảm thấy nặng nề hơn
Việc mất trương lực cơ và sự kéo dãn của các dây chằng hỗ trợ tử cung đều là kinh nghiệm bạn từng trải qua trong thai kỳ đầu tiên của mình, cũng có thể dẫn đến nhiều hơn những triệu chứng đau nhức. Thông thường, bất kỳ triệu chứng nào mà phụ nữ đã cảm thấy trong thai kỳ đầu tiên, thì bây giờ họ sẽ cảm thấy sớm hơn. Đứng đầu danh sách những lời than phiền trong lần mang thai thứ hai là bị đau lưng và áp lực lên vùng chậu. Tất nhiên, những cơn đau khó chịu sẽ làm cho bạn phải cố gắng nhiều để có được giấc ngủ ngon vào ban đêm, đặc biệt là nếu con đầu lòng của bạn vẫn còn làm bạn phải thức giấc nửa đêm. Ngay cả những bà mẹ may mắn trải qua thai kỳ suôn sẻ chắc chắn vẫn có lúc cảm thấy mỏi xương.
Và nếu bạn đã có một biến chứng lớn trong lần đầu tiên như tiểu đường thai kỳ, hay xuất huyết cổ tử cung – thì bạn nên yêu cầu bác sĩ của mình đặt thành mối quan tâm hàng đầu, bởi vì nó có thể trở lại lần nữa.
Bạn là người phụ nữ mạnh mẽ
Sự thật là bạn sẽ bị tiêu hao nhiều sinh lực hơn vì có ít thời gian nghỉ ngơi hơn. Nhưng bất chấp điều này, bạn sẽ tiếp tục đứng vững. Bạn cảm thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều so với lần đầu tiên. Tình mẫu tử mang đến cho bạn nguồn năng lượng lớn để vượt qua ngay cả những thời khắc kiệt sức nhất. Trong lần thứ hai, bạn sẽ thấy mình làm những điều mà trước đó bạn không nghĩ mình làm. Một bà mẹ nói: “Tôi ngồi trên sàn nhà trong tiếng nhạc và nghĩ rằng mình sẽ cần tới ba người giúp để đứng lên, nhưng cuối cùng bạn cũng sẽ làm những gì bạn phải làm”. Bên cạnh sức mạnh đến từ tình mẫu tử, bạn sẽ rất bận rộn đến nỗi bạn sẽ không thể quan tâm đến những cơn đau nhức của mình như đã từng trong lần đầu tiên – đôi khi đó là một điều tốt.
Bạn ít lo lắng hơn
Với kinh nghiệm vài năm nuôi nấng con cái, bạn sẽ hình dung được toàn cảnh, và điều đó sẽ giúp cho những lo âu phiền muộn trở nên nhẹ bớt đi. Hơn nữa, bạn biết mình mong đợi những gì, và sự chuẩn bị sẵn sàng giúp giảm bớt lo âu.
Khi tôi mang thai đứa con trai đầu lòng, các bác sĩ sản khoa đã hỏi liệu tôi đã cảm thấy em bé đang quẫy đạp chưa, và điều đó làm cho tôi rất lo lắng. Tôi không biết là tôi có hay không, bởi vì tôi không mường tượng được cảm giác đó là như thế nào. Nhưng lần thứ hai, tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều – nó sẽ đến khi đúng thời điểm.
Càng ít bận tâm đến những sự thay đổi nhỏ nhặt của của cơ thể bạn và hiểu biết nhiều hơn những gì sẽ xảy ra, có nghĩa là bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những gì đang xảy đến – đó là một phần của lý do tại sao trong lần thứ hai bạn cảm nhận cú đạp của em bé sớm hơn khoảng một tháng (tính trung bình) so với lần đầu tiên.
Chuyển dạ
Bạn sẽ nhận thấy một số sự khác biệt vừa khó vừa dễ nhận ra trong lần thứ hai này. Những hiện tượng xuất hiện khá lâu trước khi chuyển dạ trong lần đầu tiên, như thai nhi lọt vào khung chậu và tử cung của bạn bắt đầu co bóp, trong lần này sẽ xảy ra khá muộn, thường là chỉ khi chuyển dạ thật sự.
Và, tất nhiên, điều đáng mừng nhất là chuyển dạ lần thứ hai có xu hướng nhanh hơn – nhanh hơn nhiều so với lần đầu tiên. Con số chính xác rất khó xác định, nhưng theo các chuyên gia thì lần chuyển dạ thứ hai sẽ chỉ kéo dài khoảng một nửa thời gian của lần thứ nhất. Và mặc dù không ai thích nghĩ đến chuyện bị mất trương lực cơ âm đạo, nhưng bạn sẽ hạnh phúc khi biết rằng nó sẽ giúp em bé trượt ra dễ dàng hơn nhiều. Đó là lý do tại sao chúng ta có một nguyên tắc: đừng bao giờ từ chối giúp đỡ một người phụ nữ đã có một hay hai đứa con và lại đang chuyển dạ.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/nhung-dieu-can-biet-khi-co-bau-lan-2-n65-3903#sthash.hOqwbHsP.dpuf

Tin liên quan:

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Một số cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị viêm nhiễm sau sinh. Theo nguyên tắc sau khi cơn “vượt cạn” kết thúc, bé đã chào đời, sản dịch vẫn tiếp tục tiết ra ngoài. Đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh để tránh những nguy cơ viêm nhiễm là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, ngay trong thời gian mang thai nhiều sản phụ bị nhiễm khuẩn âm thầm mà không biết, thậm chí thai nhi trong bụng mẹ cũng đã bị nhiễm khuẩn từ đó. Vì thế nhiều trẻ sơ sinh vừa chào đời đã nhiễm khuẩn rất nặng. 
Nhiễm khuẩn sau sinh xuất phát từ bộ phận sinh dục dễ xảy ra trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ) hoặc sau nạo hút thai. Những ca nhiễm khuẩn hậu sản đều rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ lẫn con.
Các sản phụ tuyệt đối phải giữ vệ sinh trong thời kỳ thai nghén, nhất là những ngày gần đẻ không nên tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Hằng ngày, sản phụ phải rửa “vùng kín” bằng nước sạch, tuyệt đối không thụt rửa sâu bộ phận sinh dục.

Tuyệt đối không gần gũi, sinh hoạt vợ chồng sau khi mới sinh sức khỏe chưa hồi phục. Cho dù bạn thấy mình hồi phục tốt, thì cũng phải xem “vùng kín” đã “khỏe” lại hoàn toàn hay chưa. Cơ quan sinh sản rất cần được “nghỉ ngơi” đầy đủ sau khi mang thai và sinh con. Nếu quan hệ tình dục sớm, bạn dễ gây nên những tổn thương cho âm đạo và các cơ quan sinh sản, dễ dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Dùng băng gạc vô trùng để thấm dịch chảy ra từ âm đạo, giữ cho “vùng kín” luôn khô ráo. Không nên dùng các loại giấy cuộn thô nhám hay các loại khăn ướt có mùi thơm để làm việc này. Các hóa chất tạo mùi thơm dễ gây ảnh hưởng đến vùng sinh dục của bạn. Tránh đi lại nhiều, tránh vận động sớm suốt giai đoạn 1 tháng sau sinh.
Quần áo, chăn ga gối đệm cũng như các vật dụng đều cần thiết phải thay đổi thường xuyên, giặt phơi kỹ lưỡng. Không cần thiết phải dùng đến xà phòng hay các dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi bác sĩ hướng dẫn). Chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để ấm. Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng này.
Thay quần lót thường xuyên để giữ cho vùng sinh dục khô ráo cũng là việc sản phụ nên làm. Nếu thấy sản dịch đổi màu, có mùi hôi, đau rát, sưng tấy hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ.
Nguồn tổng hợp
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/mot-so-cach-phong-ngua-benh-nhiem-khuan-sau-sinh-n65-3906#sthash.ZrtrMDfG.dpuf

Tin liên quan:

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Lý giải bệnh "cuồng dâm" ở nam và nữ?

Nhiều người bị bệnh tâm thần hay nghiện chất kích thích gây nên trạng thái rối loạn bản năng tình dục nhưng cơ chế gây bệnh và cách điều trị như thế nào chưa ai biết. [..]
Nhiều người bị bệnh tâm thần hay nghiện chất kích thích gây nên trạng thái rối loạn bản năng tìnhdục nhưng cơ chế gây bệnh và cách điều trị như thế nào chưa ai biết. 
PGS, TS Trần Hữu Bình - Nguyên viện trưởng Viện Sức Khỏe Tâm thần Trung ương cho biết viện phát hiện và điều trị rối loạn tình dục không thực tổn rất phức tạp và tế nhị.
Rối loạn chức năng tình dục là bệnh lý
PGS, TS Trần Hữu Bình cho biết hoạt động tình dục ở người bình thường được chia làm bốn giai đoạn: Kích thích (ham muốn), hưng phấn (gợi hứng), cực khoái và tháo trào. Hoạt động tình dục là một quá trình liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa cơ thể và tâm lý. Nghĩa là, liên quan đến phản xạ vòng lớn (vỏ não) và phản xạ vòng ngắn (tủy sống-cùng). 
Hiện nay bệnh rối loạn chức năng tình dục được gọi là rối loạn chức năng tình dục khi người bệnh không đáp ứng được tình dục hoặc không thể tham gia vào quan hệ tình dục như mong muốn: Thất bại trong đáp ứng sinh lý tình dục, không cảm thấy thích thú khi giao hợp, khó khăn trong việc đạt cực khoái (loạn chức năng khoái dục) hoặc cực khoái xuất hiện quá sớm (phóng tinh sớm).
Rối loạn chức năng tình dục thường liên quan đến tâm lý hoặc cơ thể hoặc cả hai cùng kết hợp được coi là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đáp ứng tình dục. Rốiloạn chức năng tình dục là do ảnh hưởng của cơ thể và các yếu tố tâm thần. 
PGS Bình cho biết, trong các biểu hiện của rối loạn chức năng tình dục do tâm thần có biểu hiện một bệnh lý, đó là xu hướng thích quan hệ tình dục quá mức. Thuật ngữ này còn được gọi là chứng cuồng dâm ở nam, cuồng dâm ở nữ.
Bệnh cuồng dâm của nam và nữ
Theo lý giải của PGS Bình trong các bài giảng dành cho sinh viên đa khoa, ông có viết: Xu hướng quan hệ tình dục quá mức là tình trạng tăng cảm giác tình dục quá nhạy, nghĩa là tri giác nhạy với những cảm giác tình dục (sự dâm ô bất thường hoặc quá tham lam đối với sự thỏa mãn tình dục). Có những người, sự ham muốn tình dục lên đến mức buộc bệnh nhân phải thỏa mãn ham muốn đó trong khả năng đầu tiên dẫu có mâu thuẫn thô bạo về yêu cầu của tập quán, có khi cả về pháp luật.
Những người tăng tình dục quá mức biểu lộ rõ nét về hành vi trong các mối quan hệ. Họ trở nên thân mật, tăng nhu cầu giao tiếp với người khác giới, thích trao đổi về đề tài tình dục, luôn hướng ra xã hội, thích làm dáng, quá đa tình, ve vãn, hoặc quá ham thích diêm dúa, mỹ phẩm, muốn thực sự mồi chài người khác giới bằng cách phô ra sự duyên dáng của mình. Quan hệ tình dục trở nên sôi nổi, mạnh mẽ và thường nhật. Những người có biểu hiện như thế chứng tỏ nhu cầu tình dục đã tăng cao và cực kỳ bức thiết.

Điều trị phức tạp và rất tế nhị
PGS Bình nhấn mạnh dạng rối loạn tình dục này thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên, tuổi thành niên. Những bệnh lý thường gặp như rối loạn cảm xúc: trầm cảm, hưng cảm, hỗn hợp. Trong đó có các cơn ham mê tình dục mạnh, còn gọi là "dâm dục vô độ". Những người bệnh như thế này thì cảm giác tình dục của họ không biết mệt mỏi, nếu sau khi không mang lại sự thỏa mãn trong giao hợp người bệnh sẽ chuyển sang mức đau đớn nhất định.
Cho đến nay, việc khám và điều trị rối loạn chức năng tình dục không thực tổn (không bị tổn thương do não) là một vấn đề phức tạp. Bởi lẽ, người bệnh không nói ra các khía cạnh tình dục của mình vì họ xấu hổ hoặc họ đang đau khổ không muốn nói ra mối quan hệ hôn nhân của họ đã không được duy trì quan hệ tình dục như trước.
Nhiều năm tiếp xúc với bệnh nhân rối loạn tâm thần, PGS Bình cho biết khi tiếp xúc với những bệnh nhân này cần có thái độ cởi mở, thân thiện để tạo niềm tin cho họ. Khi họ có niềm tin mình mới lại gần phỏng vấn để khai thác đầy đủ các biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng tình dục không thực tổn.
Hiện nay, việc điều trị đối với bệnh nhân rối loạn chức năng tình dục không thực tổn cần nhiều liệu pháp như điều trị bằng thuốc đặc trị trầm cảm, điều trị bằng liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, liệu pháp xã hội. Trong đó, liệu pháp xã hội rất quan trọng. Cần tổ chức các hoạt động xã hội nhằm làm giảm những ức chế trong quan hệ tình dục do có sự gần gũi của người khác trong gia đình.
Theo Đời sống Pháp luật
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, đời sống các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.



Tin liên quan:

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Hỗ trợ quá trình rụng trứng ở phụ nữ?


Hầu hết phụ nữ không thể thụ thai đều do rụng trứng không thường xuyên. Quá trình mà buồng trứng của bạn trong một tháng rất quan trọng. [..]
Hầu hết phụ nữ không thể thụ thai đều do rụng trứng không thường xuyên. Quá trình mà buồng trứng của bạn trong một tháng rất quan trọng.

Những thực phẩm này vừa giúp kích thích rụng trứng vừa chứa các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe của buồng trứng. Đọc nếu bạn muốn biết về những thực phẩm giúp kích thích sự rụng trứng.

Trứng giàu vitamin D
Đối với trứng thiếu hụt vitamin D ở phụ nữ có liên quan đến bệnh buồng trứng đa nang. Trứng cung cấp cho bạn vô số vitamin D để ngăn chặn u nang buồng trứng giữ cho sự rụng trứng thường xuyên.

Măng tây chứa axit folic
Axit Folic trong măng tây cần thiết cho quá trình rụng trứng. Nếu cơ thể bạn thiếu axit folic, cơ thể sẽ không thể rụng trứng theo chu kỳ.

Sò giàu vitamin B12
Vitamin B12 không chỉ là cá vỏ một kích thích tình dục, sò cung cấp cho bạn nhiều vitamin B12. Chất dinh dưỡng này là cần thiết cho hợp tử bám vào tử cung.

Lựu giàu chất sắt
Nếu một phụ nữ có thiếu hụt sắt, cơ thể cô ấy không thể rụng trứng thường xuyên và trứng thường có chất lượng thấp. Đó là lý do tại sao, có thức ăn giàu sắt này là một ý tưởng tốt nếu bạn muốn thụ thai.

Hạnh nhân giàu vitamin E
Vitamin E rất cần thiết cho việc bảo vệ DNA trong trứng .Vì vậy, ngoài việc bị một loại thực phẩm kích thích rụng trứng, vitamin E cũng đảm bảo bạn trứng có chất lượng tốt để thụ tinh.

Chuối giàu vitamin B6
Vitamin B6 cần thiết cho tiết các hormone điều chỉnh sự rụng trứng. Ăn nhiều chuối cũng giúp bạn có kinh nguyệt đều đặn.

Thực phẩm cung cấp protein chay
Phụ nữ thừa cân luôn phải đối mặt với vấn đề rụng trứng. Vì vậy, thay thế protein động vật hấp thụ vào trong cơ thể như thịt đỏ và thịt gà với đậu nành và các loại đậu.

Ăn các loại hạt đậu để tăng selen
Các loại hạt đậu rất giàu selen - một chất dinh dưỡng bảo vệ trứng khi trưởng thành và bảo vệ buồng trứng của bạn khỏi tác hại của gốc tự do.

Sữa giàu chất béo
Nghiên cứu cho thấy ăn các sản phẩm sữa ít chất béo không giúp kích thích rụng trứng. Vì vậy, để kích thích rụng trứng, bạn nên tăng các sản phẩm sữa giàu chất béo. Ví dụ, bạn có thể thay thế 4 hộp sữa chua không béo bằng một ly sữa giàu chất béo.
Nguồn tổng hợp
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe phụ nữ. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/ho-tro-qua-trinh-rung-trung-o-phu-nu--n65-3909#sthash.0XUz1V7U.dpuf

Tin liên quan:

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Chăm sóc da sau sinh

Chăm sóc da sau sinh là vấn đề mà nhiều bà mẹ sau khi sinh rất quan tâm chú ý. Bởi sau khi sinh da không còn sáng và hồng hào như trước nữa. Chăm sóc da đúng cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến con được nhiều người luôn mong mỏi tìm kiếm.
Sau khi hạ sinh, trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi về hoocmon, những căng thẳng kéo dài có thể làm da của bạn xấu đi. Sau khi sinh bé khoảng 2 tháng, bạn đã có thể dưỡng da một cách an toàn và đơn giản.


Các bước căn bản dưỡng da sau sinh
Do lúc này da mặt thường mỏng, rất nhạy cảm và dễ tổn thương, chị em nên cẩn trọng sử dụng mỹ phẩm trên da. Thay vì dùng mỹ phẩm để chăm sóc da, chị em hãy bắt đầu sử dụng những bước chăm sóc da cơ bản như rửa mặt, dùng toner (nước cân bằng da), kem dưỡng da, kem chống nắng khi đi ra ngoài để bảo vệ da, chăm sóc da khỏe mạnh. Bạn có thể tẩy tế bào da chết và sử dụng thảo dược nhẹ nhàng để chăm sóc da mặt, giúp da mặt hết sạm và sáng hơn và làm lỗ chân lông thông thoáng.

Ngoài da mặt, da trên cơ thể bạn nên chăm sóc tốt, nên làm sạch cơ thể, sau đó sử dụng kem dưỡng thể, đồng thời thực hiện massage ở vùng da bị nám, rạn như ở bụng, mông, đùi, nên nhớ cung cấp đủ độ ẩm cho da. Bạn có thể tham khảo các loại kem cải thiện tình trạng rạn da sau sinh để sử dụng kết hợp cho hiệu quả, giúp cải thiện làn da, làm da săn chắc trở lại.


Chú ý khi dùng kem dưỡng da và mặt nạ dưỡng da

Do vẫn trong thời kỳ cho con bú, nên trong khoảng hai tháng trở ra bạn nên hạn chết sử dụng nhiều mỹ phẩm làm đẹp, đặc biệt là những loại chứa chất tẩy mạnh như kem làm trắng da, mỹ phẩm loại bỏ hắc tố trên da. Bạn nên sử dụng kem dưỡng có chức năng dưỡng ẩm, giúp da không bị khô và làm mịn màng hơn. Tốt nhất là sử dụng các loại kem chiết xuất từ thảo dược lành tính, ít sử dụng hóa mỹ phẩm.

Mặt nạ dưỡng da bạn nên sử dụng mặt nạ dưỡng da thiên nhiên làm bằng rau củ quả để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Hoặc cũng có thể sử dụng mặt nạ từ trứng gà, mật ong, các loại hoa quả như dưa leo, cà chua, mặt nạ nghệ... đều rất tốt cho việc dưỡng da và làm săn chắc bề mặt da....

Giảm tàn nhang, nám da sau sinh

Nám hay xuất hiện trên da khi đang trong thai kỳ, bởi ảnh hưởng của hooc môn nữ kích thích sắc tố melanin sản sinh trên da. Tuy những vết nám này sẽ giảm đi và có dấu hiệu biến mất sau khi sinh con nhưng không hoàn toàn, một số trường hợp không biến mất và không mờ dần theo thời gian.

Để hạn chế điều này, các mẹ chú ý nên bảo vệ làn da khi ra nắng bằng cách đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và kính đi nắng. Để điều trị hiệu quả nhất với những vết nám cứng đầu bạn nên đến trung tâm da liễu để được tư vấn cụ thể nhất. Chú ý điều trị nám khi trẻ đã ngừng sử dụng sữa mẹ để bảo vệ an toàn cho bé.

Nên tập thể dục hàng ngày

Hàng ngày bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng từ 15 đến 20 phút, vận động giúp sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể qua tuyến mồ hôi. Ngoài ra việc đi bộ thể dục giúp các cơ hoạt động và phát triển, loại bỏ mỡ thừa và làm săn chắc làn da chân, đùi, bụng...

Chú ý đến thực đơn hàng ngày: ngoài việc ăn đủ chất để đảm bảo lượng sữa cho con, các mẹ nên chú ý ăn nhiều chất xơ, các loại rau quả giàu vitamin, uống 1,5 đến 2l nước mỗi ngày để hạn chế được mỡ thừa và làm đẹp da...

Chúc các bạn mau chóng lấy lại vóc dáng trước khi sinh.

Nguồn tổng hợp

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.




Tin liên quan:

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Hiểu về giai đoạn sớm của thai kỳ?

Giai đoạn thai kỳ sớm, người phụ nữ rất lo lắng, đặc biệt là những người có thai lần đầu tiên. Giai đoạn này cơ thể có sự thay đổi sức đề kháng có giảm sút, do người mẹ.. [..]
Thai kỳ sớm là cột mốc đầu tiên của sự mang thai, xảy ra trong 4 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ, tương đương với giai đoạn trứng đã được thụ tinh và phát triển để hình thành lên phôi thai.Các biến cố ở giai đoạn sớm này rất dễ xảy ra do sự phát triển mong manh của trứng thụ tinh ở giai đoạn đang di chuyển từ ống dẫn trứng đến buồng tử cung để làm tổ.

Hiểu rõ được giai đoạn đầu mong manh này, các bà mẹ tương lai cần có sự sự chăm sóc cho đứa con yêu quý của mình đang dần dần lớn lên trong cơ thể của người mẹ.
Bào thai trong giai đoạn sớm
Trong khoảng hai tuần lễ đầu sau khi thụ thai, trứng lớn lên dần, thoạt đầu tiên trứng lưu lại trong vòng 48 giờ tại tai vòi, đây là nơi trứng và tinh trùng “kết duyên”. Trong thời gian này, trứng thực hiện các hoạt động phân bào, từ 2 tế bào thành 8 tế bào có tên gọi là phôi dâu. Sau 3 - 4 ngày sau trứng thụ tinh di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Khi phôi dâu đến buồng tử cung, đã đạt đến 8 - 16 tế bào. Trong vòng 48 giờ sau phôi dâu định vị cố định trong buồng tử cung dưới một lớp niêm mạc tử cung đã được sửa soạn để lót cho trứng làm tổ, trong thời gian này phôi dâu tiếp tục hoạt động phân bào, lớn lên về thể tích, khi phôi dâu đạt số lượng 50 tế bào và trở thành phôi nang. Phôi nang gồm có một lớp tế bào đơn nhân bao bọc ở ngoài, rồi đến 10 tế bào tập trung xung quanh tạo nên cúc phôi, ở trung tâm là nang.
Từ tuần thứ ba trở đi phôi nang phát triển trở thành phôi thai, và hoàn toàn lệ thuộc vào cơ thể mẹ. Hoàng thể chu kỳ trở thành hoàng thể thai kỳ dưới tác dụng kích hoạt của bêta-HCG, đảm nhận duy trì cho phôi thai phát triển, cho đến khi nhau thai có thể đảm nhiệm vụ chế tiết progesterone giúp cho phôi thai phát triển.
Trong giai đoạn phôi thai, người ta phân biệt thành ba vùng, vùng đầu ở phía trước, vùng giữa, nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh, vùng sau là phần đuôi. Vùng trước và vùng sau dần dần phình ra cho những phác họa của chân và tay thai nhi. Cũng ở phần đầu phôi, to một cách không cân đối đã có phác hình rõ dần của mắt, mũi, miệng và tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính của cơ thể như tuần hoàn, tiêu hóa bắt đầu thành lập ở giai đoạn này.
Ở giai đoạn đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể người mẹ có cảm giác lạ ban đầu thấy ăn uống thay đổi, có người mẹ lại thích ăn những thức ăn lạ và thèm ăn có thể ăn liên tục một loại thức ăn đó mà không thấy chán như thích ăn trái cóc xanh, thích ăn chè… Nhưng đồng thời khi ngửi một loại thức ăn khác thì nôn ói nhiều.
Ngoài các dấu hiệu trên là những triệu chứng khác cũng đến bất ngờ, đau trằn nhẹ vùng bụng dưới, đặc biệt khi vận động hay đi lại nhiều. Cảm giác hai vú căng và đau nhẹ, người mệt mỏi, đau lưng, táo bón, tăng tiết nước bọt và ra nhiều huyết trắng không hôi và không nóng rát ở âm hộ âm đạo. Dấu hiệu rõ nhất là trễ kinh, người mẹ không thấy hiện tượng ra kinh theo đúng chu kỳ.

Các dấu hiệu xác định có thai
Người mẹ đến khám với bác sĩ sản khoa vì dấu hiệu trễ kinh và ăn uống nôn ói. Có thử Quick stick hay còn gọi que thử thai bắng nước tiểu, xuất hiện hai vạch đỏ trên que thử lúc đầu vạch trên đỏ đậm, vạch dưới đỏ lợt, 4 ngày sau thử lại hai vạch đỏ ngay nhau.
Trên cơ thể người mẹ, thấy bầu vú lớn, trên quầng vú thâm lại và có những hạt gọi là hạt Montgomery. Vùng âm hộ và âm đạo sẫm màu hơn bình thường, khám bằng mỏ vịt thấy cổ tử lớn và tím lớn và mềm, khi khám bằng tay thấy tử cung lớn.
Siêu âm tử cung và hai phần phụ: ở giai đoạn trước hai tuần lễ thấy tử cung lớn, có thể thấy túi thai với kích thước đường kính dưới 12mm cấu trúc bên trong túi thai là hình ảnh ECHO trống, hay chỉ thấy nội mạc tử cung dày trên 12mm. Sau 7 ngày, siêu âm lại thấy túi thai rõ và kích thước đường kính trên 12mm, tương đương với tuổi thai từ 4 - 5 tuần, bên trong túi thai xuất hiện một vòng tròn nhỏ ta gọi là yolksac. Đây là yếu tố quyết định sự hoàn tất của một phôi dâu và chuyển thành phôi thai, cả bác sĩ và người mẹ cũng yên tâm rằng túi thai đã nằm trọn trong buồng tử cung, không sợ và lo lắng là thai nằm ngoài tử cung.
Những lưu ý
Ở giai đoạn thai kỳ sớm, người phụ nữ rất lo lắng, đặc biệt là những người có thai lần đầu tiên. Giai đoạn này cơ thể có sự thay đổi sức đề kháng có giảm sút, do người mẹ đang mang một mầm sống, biểu hiện một sự rối loạn hệ thần kinh giao cảm gây ra những xáo trộn như nôn ói, lạt miệng, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi, có thể sốt…
Một số ít phụ nữ khả năng chịu đựng kém nên tự ý sử dụng thuốc uống mà không có sự tư vấn của bác sĩ nên đưa đến nguy hiểm cho thai. Trong giai đoạn này không nên sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào kể cả thuốc thông thường như thuốc giảm đau, hạ sốt, ngoại trừ các loại thuốc giúp cho sự phát triển của thai được mạnh khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Giai đoạn này nên ngưng chơi thể thao, kể cả đi bộ, hạn chế đi lại nhiều, hạn chế lên xuống cầu thang. Không nên đi du lịch, đi xa và không giao hợp. Một số loại thức ăn khi sử dụng sẽ không có lợi cho thai, như rau bồ ngót, rau cần tây, rau răm và đu đủ vì trong thành phần của những loại thức ăn này có một số chất gây nên sự co bóp của tử cung. Những thức uống như bia, rượu, cà phê, cũng không nên sử dụng. Hút thuốc lá ở người phụ nữ có thai hay trong giai đình mà luôn tiếp xúc với người đang hút thuốc lá, tỉ lệ sảy thai tăng gấp 3,6 lần so với những người không tiếp xúc khói thuốc lá.
Những điều nên thực hiện
Điều đầu tiên nên đi khám thai sau khi có dấu hiện trễ kinh 5 - 7 ngày.
Thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sắp xếp để có thời gian nghỉ ngơi, những công việc mang tính căng thẳng, thức đêm, làm việc nặng nhọc, tiếp xúc những chất độc hại.
Nên tạm ngưng hay đề nghị chuyển sang những công việc nhẹ, chia sẻ công việc cho người khác. Không nên làm việc quá sức, vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự không thành công của phôi thai ở giai đoạn hình thành và phát triển thành.
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dễ tiêu, vì ở người có thai dễ bị táo bón, nên bổ sung thêm sữa, đặc biệt là sữa dành cho bà mẹ mang thai.
Nên để tinh thần được thư thái, có thể nghe nhạc và sự quan tâm động viên chăm sóc của ông xã và người thân. Tất cả điều đó là nguồn thuốc bổ quý giá mang lại cho người mẹ vượt qua ở giai đoạn ban đầu khó khăn này.

BS.CKII Nguyễn Hữu Thuận (Nguồn sức khỏe và đời sống)

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.




Tin liên quan:

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em