TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Lạc nội mạc tử cung và vô sinh?

Lạc nội mạc tử cung là bệnh khá thường gặp, tuy nhiên tỷ lệ bệnh thường được báo cáo không chính xác, vì nhiều trường hợp không có biểu hiện hay biểu hiện không rõ ràng.


Nội mạc tử cung là lớp màng trong của tử cung, gồm 2 phần, phần nền hầu như không thay đổi và phần tăng trưởng là phần sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt hay trong quá trình mang thai và sinh nở. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, phần tăng trưởng này sẽ phát triển ngày càng dày lên, tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh sẽ đến làm tổ khi có thai; gần hết chu kỳ kinh, do thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ, lớp tăng trưởng này sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng hành kinh; sau đó phần này lại tiếp tục tăng trưởng vào chu kỳ kinh sau và cứ thế tiếp tục. Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung sẽ hiện diện ở nhiều nơi khác, trong ổ bụng, tại vòi trứng, tại buồng trứng, bám trên thành ruột … Các phần cư trú lạc chỗ này cũng bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục sẽ phát triển dày lên, cương tụ rồi bong và gây xuất tiết vào ngày hành kinh; tuy nhiên dịch xuất tiết và xuất huyết sẽ không được tống ra ngòai như máu kinh mà bị tích tụ tại chỗ và ngày càng nhiều lên (khối lạc chỗ sẽ ngày càng to ra và tạo thành các khối nang chứa dịch). Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn còn chưa rõ ràng, được giải thích hoặc do nội mạc tử cung khi sinh ra đã có ở các vị trí bất thường, hoặc do hiện tượng nội mạc bong ra khi hành kinh đã đi ngược dòng từ tử cung trở ngược qua đường vòi trứng và gieo rắc các nơi trong ổ bụng.

Bệnh sẽ gây ra tình trạng đau bụng với đặc trưng thường gặp là đau bụng kinh (thống kinh), chỉ xảy ra khi hành kinh và hết ngay sau sạch kinh, tình trạng đau bụng ngày càng nhiều; cũng có khi là tình trạng đau vùng bụng dưới âm ỉ kéo dài (đau vùng chậu mãn tính) hay chỉ là đau khi giao hợp. Khi khối lạc nội mạc bám trên vùng gần ruột già sẽ có tình trạng rối loạn đi tiêu xảy ra trong giai đoạn hành kinh. 30-40% bệnh nhân vô sinh có tình trạng lạc nội mạc tử cung, do các khối nội mạc gây ra viêm dính trong ổ bụng hoặc gây viêm, tắc vòi trứng. Khám bệnh thường không phát hiện ra triệu chứng gì đặc hiệu, có thể gặp một tử cung to, di động khó, các khối lạc nội mạc (lầm với u nang buồng trứng), đau hay dính vùng bụng dưới.


Để điều trị lạc nội mạc tử cung, lý tưởng nhất là lấy đi (hoặc phá hủy) các khối lạc nội mạc. Tuy nhiên, thực tế không phải dễ dàng như vậy. Thường lạc nội mạc có ở nhiều vị trí và rất khó lấy hết qua phẫu thuật, cũng như có thể tái phát sau phẫu thuật. Do đó, thường ưu tiên điều trị nội khoa, cũng như ưu tiên phẫu thuật khi lạc nội mạc làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay bệnh nhân còn cần có thai. Phẫu thuật nội soi ổ bụng rất có giá trị trong điều trị vì khả năng nhìn được và xử trí rộng trong ổ bụng, ít gây sẹo dính và có khả năng lập lại nhiều lần khi bệnh tái phát. Điều trị thuốc cũng có nhiều cách: từ nhẹ nhàng nhất là dùng các thuốc giảm đau để làm giảm cơn thống kinh. Thường dùng các loại giảm đau thông thường bắt đầu từ loại nhẹ nhất và với liều thấp nhất, khi phải sử dụng tới các lọai mạnh và liều tối đa là lúc cần cân nhắc thay đổi cách điều trị. Các thuốc nội tiết tố sinh dục cũng dùng trong điều trị lạc nội mạc với nguyên tắc ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung, nhằm mục đích không cho khối lạc nội mạc phát triển thêm và sau đó nhờ cơ chế đề kháng của cơ thể để tiêu diệt khối lạc nội mạc. Khi dùng các thuốc loại này cần có sự chỉ định và theo dõi của người có chuyên khoa. Không nên sử dụng theo thói quen, theo chỉ dẫn của người thân hay bạn bè hoặc dùng theo toa cũ. Việc kết hợp thuốc trước và sau phẫu thuật sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn lạc nội mạc tử cung.

Có một dạng lạc nội mạc trong lớp cơ tử cung, cũng có biểu hiện cơn đau bụng kinh nhưng kèm theo là tình trạng tử cung to và đau nhiều hơn trong hành kinh, tử cung ngày càng to ra theo thời gian và xử trí tận gốc là phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Không có cách nào phòng ngừa lạc nội mạc tử cung, nhưng sau khi điều trị bằng phẫu thuật có thể làm bệnh tái phát chậm bằng cách dùng các nội tiết tố sinh dục nữ, dùng thuốc ngừa thai.

Ths.Bs Đặng Lê Dung Hạnh

BV Hùng Vương

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Chuẩn bị hành trang làm mẹ cho bạn gái?

Hãy quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của mình, và hãy để ý xem liệu có điều gì ngăn cản bạn làm tốt thiên chức của một người phụ nữ hay không?

Tuổi tác và trọng lượng

Khả năng sinh sản của người phụ nữ cao nhất ở cuối giai đoạn dậy thì và giảm dần theo thời gian. Người phụ nữ càng lớn tuổi càng giảm khả năng sinh sản và nếu có mang thai thì trong buồng trứng cũng có nguy cơ chứa nhiều tế bào bất thường, dễ xảy ra bất trắc. Sự sản xuất hormon cần thiết cho quá trình rụng trứng cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lượng cơ thể. Nếu cơ thể bạn quá gầy thì đôi lúc sẽ xảy ra hiện tượng ngừng hoạt động tạm thời của buồng trứng, biểu hiện bằng việc đôi khi bạn thấy muộn hoặc mất kinh. Nếu bạn là người bị bệnh béo phì thì càng nên cẩn thận. Trọng lượng quá dư thừa không những ảnh hưởng xấu đến khả năng rụng trứng mà còn làm tăng nguy cơ xuất hiện u nang buồng trứng.

Chế độ ăn uống

Một bữa ăn cân bằng là phải đảm bảo đủ lượng chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ. Nếu bạn vẫn thường xuyên đảm bảo những thành phần trên thì không có gì đáng lo ngại. Theo các nhà dinh dưỡng thì việc bổ sung cho cơ thể một lượng chất chống oxy hóa như vitamine C, E cũng góp phần làm tăng khả năng sinh sản cho người phụ nữ vì nó giúp làm ổn định các phần tử gây nên lão hóa.


Đời sống tình dục

Tần suất sinh hoạt tình dục không đủ cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Để có được một lần gần gũi dẫn đến thụ thai thì trước đó bạn đã phải có một khoảng thời gian khoảng 3,4 tháng. Nếu mỗi tuần, bạn chỉ gần gũi chồng một lần thì trong khoảng thời gian đó khả năng làm mẹ của bạn thấp. Các phương pháp tránh thai rất hữu ích giúp hạn chế tình trạng thụ thai không mong muốn và lây lan bệnh, nhưng ngừa thai bằng thuốc hoặc bằng vòng tránh thai dễ gây ra những tác dụng phụ. Nếu bạn đã sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian lâu, khi muốn thụ thai trở lại nên ngừng uống thuốc một thời gian tối thiểu là 6 tháng. Các bệnh lây qua đường tình dục không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, người mẹ dễ có hiện tượng tắc ống dẫn trứng.

Công việc

Công việc của bạn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng làm mẹ của bạn. Nếu thường xuyên phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, người phụ nữ rất dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và đôi khi làm ngừng hoạt động của buồng trứng. Những phụ nữ làm việc trong môi trường độc hại (hóa chất, dược phẩm, tia phóng xạ,…) hay những công việc tay chân nặng nhọc thì khả năng làm mẹ cũng rất thấp. Một điểm bất lợi nữa cho bạn là nếu bạn phải làm ca đêm thì xáx suất bạn gần chồng vào những thời điểm dễ thụ thai cũng không cao như mong muốn.

Những thói quen xấu

Uống rượu: với phụ nữ, rượu làm giảm khả năng thụ thai trong khi nam giới, rượu làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tinh trùng. Vì thếm nếu cả hai vợ chồng đều nghiện rượu nặng thì khả năng có con là rất thấp.
Thuốc lá và chất kích thích: tác hại của thuốc lá và chất kích thích thể hiện rõ ràng ở nam giới và được coi như một trong những tác nhân gây vô sinh. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở người phụ nữ nhưng chắc chắn những chất này cũng không thể có lợi được.

Caffeine: nếu lượng caffeine trong cơ thể người mẹ cao sẽ làm hạn chế sự bám của trứng đã thụ thai trong dạ con, bằng chứng là những người phụ nữ nghiện cà phê thường sảy thai. Tác hại của chất này là cả một quá trình, vì vậy nếu bạn muốn đảm bảo khả năng sinh sản thì không nên chờ đến khi muốn có thai mới cai mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ.

Bệnh phụ nữ

Một số viêm nhiễm tưởng như thông thường ở người phụ nữ như viêm khung xương chậu, viêm màng trong dạ con hay u nang buồng trứng, u xơ tử cung, … cũng là những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra còn một số bệnh mà những người mắc phải thường không cho rằng đó là một căn bệnh thực sự: chứng trầm cảm sau khi sinh. Một số phụ nữ sau khi sinh con thấy cơ thể mệt mỏi, buồn chán, biếng ăn,… và không chữa trị kịp thời nên sau đó những người phụ nữ này có tâm lý nặng nề, sợ hãi khi nghĩ đến việc sinh con. Chính tâm lý nặng nề này đã làm ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của họ.

Lịch sử gia đình

Các chuyên gia khẳng định rằng khả năng làm mẹ của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Bạn sẽ dễ có khả năng mắc phải những bất trắc khi mang thai và sinh con nếu trong gia phả gia đình nhà chồng bạn cũng có những triệu chứng tương tự. Trong trường hợp như vậy, các bạn không nên nghĩ đến việc sinh con mà nên nhận con nuôi và dồn hết tình yêu thương của mình cho “những đứa con sinh ra từ trái tim” đó.

Nguồn tổng hợp

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Làm gì khi bà bầu bị tiêu chảy?

Trong quá trình mang thai chị em bầu bí thường gặp một số bệnh như cảm cúm, đau lưng, đau hông, bị phù nề… Đặc biệt có một bệnh rất dễ lây lan qua đường ăn uống hay do môi trường sống không được thoáng mát là nguyên nhân cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Đó là bệnh tiêu chảy.


Các nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị tiêu chảy:

1. Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai

2. Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.

3. Ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.

4. Các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

5. Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.

6. Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.

7. Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

Trong lúc chưa thể đến cơ sở y tế các bà bầu cần:

- Uống nhiều nước bởi vì tiêu chảy nhẹ sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, vì thế nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.

- Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.


Chế độ ăn uống cho bà bầu bị tiêu chảy:

1. Đảm bảo uống dung dịch bù nước như Pedialyte đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

2. Thức uống để thoát khỏi tiêu chảy là một hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt.

3. Bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

4. Sữa chua là một trong những sản phẩm từ sữa bạn có thể ăn để giúp loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho bạn khi bạn bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa.

5. Bà bầu bị tiêu chảy không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).

6. Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.

7. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy.

Trường hợp bà bầu bị tiêu chảy cần đi khám ngay:

1. Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn.

2. Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn.

3. Phân có chứa máu.

4. Bị đau bụng dữ dội.

5. Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng.

Nguồn TH

Chú ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.


Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Giúp các bà bầu vượt cạn

Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ  thai nghén, sau 38 - 40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đọan “đẻ đau”.  Chuyển dạ là một quá trình bởi vì thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 - 12  giờ ở người con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu, nghĩa là từ 12 - 24 giờ tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên.

Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sanh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 20 - 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 - 40 giây là lúc em bé sắp ra đời. Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và sản phụ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến.

Như vậy, chúng ta thấy rằng cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, với mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghĩ. Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẻ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghĩ. Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghĩ,  đó là những thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả. Như vậy, đau rồi hết đau, rồi  đau, rồi hết đau….lập đi lập lại cho đến khi em bé được sinh ra.

Ông bà ta thường nói “ Đau như đau đẻ” để nói rằng là đẻ đau lắm! đau không gì bằng!. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học, đã có phương  pháp gây tê “Đẻ không đau”. Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ nào cũng đều được đẻ không đau. Vì đẻ không đau chỉ thực hiện được ở những bệnh viện lớn có trang bị phương tiện gây mê hồi sức tốt và có đội ngũ bác sĩ gây mê rành nghề và cũng có những trường hợp thai phụ có chống chỉ định gây tê đẻ không đau như bệnh lý cột sống, cao huyết áp…. Và mặc dù đẻ không đau nhưng thai phụ vẫn cần biết cách thở và cách rặn sanh thì cuộc sanh mới tốt đẹp, mẹ tròn con vuông được.

Do đó, thai phụ cần biết cách thở và biết cách rặn có hiệu quả, không rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con như: Bé bị ngạt trong bụng mẹ, mẹ bị mệt, tổn thương phức tạp đường sinh dục, chuyển dạ kéo dài gây băng huyết sau sanh…


Cách thở được hướng dẫn như sau:

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở:

Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng rít, tiếng huýt sáo nhỏ. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.
Ở thì nghĩ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp… . Nên thư giãn tòan thân là tốt nhất.
Khi bác sĩ cho phép đươc rặn, thai phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được. Rặn không hiệu quả, giai đọan xổ thai kéo dài sẽ làm mất sức người mẹ và em bé có thể bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra.

Mỗi một cơn co tử cung thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau tăng dần, đau đạt đỉnh ở thời kỳ kéo dài, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần và không thấy cảm giác đau nữa ở thời kỳ nghỉ. Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghỉ, đó là những thời điểm để thai phụ hồi phụ sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả.

Cách rặn được hướng dẫn như sau:

Khi cảm nhận được cơn co tử cung: bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thất sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sanh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sanh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sanh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào.

Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.
Ở người con so, cuộc rặn sanh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn. Sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.

Thì xổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy. Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sanh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sanh xem như kết thúc. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé quá to, cân nặng bé quá lớn có thể gây khó khăn ở thì xổ vai, kẹt vai. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để đỡ em bé….Có thể có một vài rắc rối, biến chứng khi kẹt vai nhưng thường thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé vì cơ thể nhỏ bé ấy rất kỳ diệu, khả năng hồi phục của bé rất nhanh và ít khi để lại biến chứng….

Chúc các bà mẹ vượt cạn an toàn, hạnh phúc, mẹ tròn con vuông như mong đợi!

TS. BS Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc - BV Từ Dũ

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Hành vi lệch lạc về tình dục

Lệch lạc tình dục là hành vi tình dục không bình thường, được xem là sự suy đồi về đạo đức, tha hóa về nhân cách, buông thả trước những đòi hỏi tình dục và để chúng mặc tình phát triển. Người mắc chứng này đa số bị yếu đuối về tinh thần, không thể kiềm chế được dục vọng bản thân.

Khi nghiên cứu và phân tích những hiện tượng lệch lạc tình dục, các nhà khoa học nhấn mạnh những điểm sau:

Đối tượng giao cấu

1. Thích hoạt động tình dục với người cùng giới, gọi là người đồng tính luyến ái. Đồng tính luyến ái là một khuynh hướng về hoạt động tình dục, một sở thích về tính dục chứ không phải là bệnh di truyền, nội tiết, thần kinh. Đồng tính luyến ái còn do hoàn cảnh môi trường thôi thúc, hay rối loạn tinh thần, tình cảm…

Có hai loại quan hệ tình dục, đa số là quan hệ tình dục giữa nam với nữ gọi là quan hệ khác giới, còn một tỷ lệ nhỏ có xu hướng chỉ quan hệ với người cùng phái như nam với nam (gay) hoặc nữ với nữ (lesbian). Một số lớn trong họ có quan hệ luôn cả 2 giới và được gọi là đống tính luyến ái cơ hội.


Đồng tính luyến ái có nhiều yếu tố chi phối, nổi bật là một xu hướng tự nhiên thuộc về cá tính không giải thích được. Người đồng tính chỉ mô tả là muốn và thích như thế, ý muốn này luôn thôi thúc dần dần trở thành thói quen.

2. Pedophilia là loại người thích giao cấu với trẻ em, còn gọi là tình dục huyễn nhi hay tình dục ái nhi, trường hợp này hay xảy ra ở môi trường giáo dục.

3. Thích giao hợp với người lớn tuổi, người già, những kẻ tật nguyền, bần cùng thậm chí với hình nhân giả…

4. Zoophilie là hạng người thích giao hợp với loài vật, zoophilie được xem như một hành động tội phạm. Hoàng đế Henry VIII (Pháp) quy định tội này trong 5 điều và 22 khoản, tuy nhiên có những nền văn hóa khác trong thời trung cổ, người ta chấp nhận việc này như ở Hopi Indians và Kupfer Eskimos (Châu Mỹ) hoặc những sắc dân Kusaia và Masai Tribes (Châu Phi). Theo họ, những người đàn ông Masai được phép dùng con lừa của mình sở hữu để thỏa mãn đòi hỏi tình dục mà không có tội.

5. Necrophilie là loại người thích giao cấu với xác chết, trong y học người ta gọi hiện tượng này là những trường hợp của kẻ có tư tưởng bệnh hoạn, quái đản. Khuynh hướng necrophilie không chỉ thể hiện trên bình diện tình dục mà nó có thể thấy trong sự chết chóc tàn bạo của chiến tranh, thể hiện qua những loại vũ khí giết người hàng loạt như vũ khí sinh hóa học. Tác giả của các vũ khí đó cũng được xem như những người có khuynh hướng necrophilie.

Necrophilie là những người không thích sự sống, họ thích cái gì chết chóc, bất động. Trong số họ có người còn có đam mê khó tưởng tượng như thích nhìn ngắm, đối diện với xác chết, thậm chí ăn những phẩm vật bài tiết như phân, rác, đồ thối rữa, đàm rãi... Họ là những kẻ muốn hủy diệt sự sống và bản chất của những kẻ này là rất nguy hiểm cho đời sống xã hội.

Người necrophilie không mắc bệnh tâm thần, họ nhận định sự việc một cách tỉnh táo và khôn ngoan, mọi hành động được tính toán và che giấu một cách tinh vi.

Đối tượng kích thích

Hình tượng kích thích đôi khi không phải là những phần kích dục trên thân thể, hay bộ phận sinh dục của người khác phái, đồng giới mà là những vật dụng liên quan qua trung gian như những dùng của phụ nữ: quần áo, đồ lót, bít tất chân, guốc dép, lược, kẹp tóc, khăn tắm, băng vệ sinh… những đồ vật thường tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận sinh dục.

Transvestite là một loại lệch lạc tình dục ít nguy hại cho xã hội, trong đó người mắc chứng này đam mê mặc y phục của phụ nữ. Chứng này thường chỉ thấy xuất hiện ở phái nam tuổi mới lớn và bùng nổ ở tuổi dậy thì khi sinh lý bắt đầu phát triển hoàn chỉnh. Lúc đầu họ chỉ thích và tò mò khi nhìn ngắm, sờ mó hay mặc đồ của người khác giới, dần dà cái cảm giác thích thú về kích thích tình dục như cương dương vật hay âm vật dẫn đến việc thủ dâm đi kèm, cảm giác đó gây một ấn tượng tình dục mạnh mẽ và sâu đậm, dần dần trở thành một loại kích thích tình dục không thể thiếu được mỗi khi họ thủ dâm hoặc khi giao hợp với bạn tình.

Những lệch lạc tình dục khác

- Có những “bệnh nhân” chỉ có thể hứng tình khi nghe tiếng rên rỉ, tiếng thủ thỉ, tiếng động giường chiếu của kẻ khác, đây là loại thính dâm.

- Loại khẩu dâm là chỉ có thể thỏa mãn tình dục khi được nói ra những lời lẽ tục tĩu.

- Những người mắc chứng thị dâm hay ác dâm, khổ dâm là chỉ thấy rung động, kích thích tình dục lên cao độ khi chứng kiến người khác khỏa thân hay hành hạ người khác hoặc tự hành hạ mình và sau đó tìm cách thỏa mãn bằng thủ dâm hay giao hợp.

- Ngoài ra có một loại bệnh nhân khác là thích phô bày bộ phân sinh dục của mình trước công chúng, thích khỏa thân trước mặt người khác giới, thích cởi truồng trước mặt trẻ em hay các nữ tu, thích làm cho người khác sợ về những hành vi dâm dục của mình như thích làm tình cho người khác thấy hay thủ dâm ở chỗ công cộng.

- Cưỡng dâm là một tình trạng hãm hiếp, đây là một loại tội phạm nguy hiểm là dùng vũ lực đe dọa dể thực hiện hành vi giao cấu với người khác, ngoài ra còn có loại người chuyên lợi dụng các đám đông người trong tàu xe hoặc những nơi công cộng để sờ nắn, hay cạ dúi dương vật vào người khác.

- Ảo dâm là một loại lệch lạc tình dục khá hiếm thấy với tỷ lệ rất ít trong cộng đồng xã hội, đời sống tình dục của người mắc chứng ảo dâm là một đời sống trong ảo tưởng, ảo dâm là một phần của ý dâm…

Tất cả các hiện tượng lệch lạc tình dục cho thấy rằng, khuôn mặt của vấn đề giới tính là vô cùng đa dạng, đôi khi một hiện tượng lệch lạc tình dục có thể bỗng nhiên trở thành dịch gây xáo trộn cho xã hội, vì vậy cần cảnh giác, giáo dục và ngăn chặn kịp thời trước khi nó bùng phát.

TH.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về lệch lạc tình dục, nếu có những thắc mắc thêm bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19008909 để nhận được sự tư vấn của các chuyện gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Điều trị bảo tồn ống dẫn trứng trong thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng. bệnh có khả năng gây vô sinh cho những phụ nữ khỏe mạnh với tỉ lệ lên đến 50%.

Ngày nay, với đà phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, vai trò siêu âm giúp khảo sát tốt những bất thường ở tử cung và hai phần phụ, có thể phát hiện rõ và chính xác khối thai nằm ngoài tử cung trong giai đoạn sớm bằng đầu dò âm đạo và sự phát triển của ngành sinh hóa trong việc định lượng khá chính xác hCG, bệnh cảnh thai ngoài tử cung cũng dần dần được thay đổi, khả năng phát hiện rất sớm thai ngoài tử cung. Những điều này mở ra quan điểm mới về điều trị thai ngoài tử cung làm sao bảo tồn được tốt ống dẫn trứng để duy trì khả năng sinh sản cho bệnh nhân; đặc biệt ở những bệnh nhân bị thai ngoài tử cung lần 2, hay duy nhất còn một ống dẫn trứng do tiền căn đã phẫu thuật cắt mất một bên ống dẫn trứng.


Thai ngoài tử cung xảy ra như thế nào?

Bình thường hiện tượng thụ thai tự nhiên xảy ra ở 1/3 ngoài ống dẫn trứng, cụ thể vị trí đoạn bóng của ống dẫn trứng, khi xét về phương diện giải phẫu học. Sau khi noãn và tinh trùng đã thụ tinh được gọi là trứng thụ tinh rồi dần dần phát triển thành phôi thai, sau khi trứng thụ tinh sẽ di chuyển dần về tử cung để rồi làm tổ và phát triển thành thai nhi tại buồng tử cung.

Một khi sự di chuyển này bị trì trệ hay không có sự di chuyển, trứng đã thụ tinh cứ tiếp tục phát triển lớn dần phát triển thai phôi thai và nhau trong túi thai, định vị ngay ở ống dẫn trứng, gọi là thai ngoài tử cung, chiếm 97% thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng. Túi thai phát triển hình thành các gai nhau ăn sâu vào lớp niêm mạc của ống dẫn trứng. Do nội mạc ống dẫn trứng không có vị trí giải phẫu thích hợp giống như nội mạc tử cung, nên nguy cơ vỡ và xuất huyết trong thai ngoài tử cung luôn luôn xảy ra. Trường hợp thai ngoài tử cung vỡ là một trong cấp cứu phụ khoa thường gặp. Đây chính là nguyên nhân gây ra tử vong cho phụ nữ trong những thập niên 70 - 80 về trước.

Những phụ nữ nào dễ bị thai ngoài tử cung?

Ở phụ nữ bị viêm nhiễm vùng chậu, nguyên nhân do Neisseria gonorrhoeae và Clamydia trachomatics gây ra viêm dính ống dẫn trứng. Có tiền căn bị thai ngoài tử cung. Tiền căn nạo hút thai, nguy cơ bị thai ngoài tử cung tăng gấp 5 lần. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: dụng cụ trong lòng tử cung, tiền căn vô sinh, hút thuốc lá, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục rất sớm đây là một trong những yếu tố gián tiếp gây ra những bệnh lý do lây qua đường tình dục.

Xác định thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung có những biểu hiện vô cùng đa dạng, từ những triệu chứng thông thường như kinh nguyệt không đều, ra huyết âm đạo, đau bụng vùng dưới hạ vị một bên cho đến các triệu chứng rầm rộ đau bụng nhiều, triệu chứng ngất xỉu do choáng mất máu. Khi khám lâm sàng cho thấy tử cung bình thường hay hơi lớn, cạnh tử cung bên phải hay bên trái có một khối ấn đau nhiều, khi lắc cổ tử cung người bệnh than đau chói, cùng đồ nề khi ấn. Trường hợp khi bệnh nhân vào viện với bệnh cảnh rầm rộ thì khi khám có phản ứng toàn bụng. Trong trường hợp này thì xác định một tình trạng xuất huyết nhiều trong ổ bụng có thể do thai ngoài tử cung vỡ.

Siêu âm phát hiện hình ảnh túi thai nằm ngoài tử cung, trường hợp túi thai lớn trên 12mm, có thể xác định phôi thai hay tim thai. Trong trường hợp sớm siêu âm đầu dò hỗ trợ Doppler mạch máu ta có thể xác định được thai ngoài tử cung rõ mà phân biệt được hẳn với một khối u nang buồng trứng nhỏ. Xét nghiệm định lượng hCG thử nghiệm dương tính trong tất cả thai ngoài tử cung.


Điều trị thai ngoài tử cung

Điều trị triệt để thai ngoài tử cung bằng phẫu thuật khi tình trạng người bệnh vào viện có các triệu chứng rầm rộ, biểu hiện huyết động học không ổn định, đây là tình trạng thai ngoài tử cung vỡ kèm xuất huyết trong ổ bụng nhiều. Cần phải phẫu thuật ngay với phương cách cắt bỏ ống dẫn trứng có kèm túi thai.

Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng thuốc Methotrexate. Thuận lợi của cách điều trị này tránh được phẫu thuật và biến chứng đi kèm, bảo tồn cấu trúc giải phẫu, chức năng vòi trứng và chi phí thấp. Phương pháp điều trị nội khoa này chỉ áp dụng được và điều trị thành công trong những trường hợp thai ngoài tử cung sớm chưa vỡ, có đường kính túi thai ngoài qua xác định siêu âm dưới 3,5cm chưa có phôi thai, định lượng hCG dưới 10.000 mUI/ml, và người bệnh không có chống chỉ định với Methotrexate.

Điều trị bảo tồn ống dẫn trứng trong thai ngoài tử cung được áp dụng trên những người bệnh quá chỉ định điều trị nội khoa, khả năng mong muốn có thai lần sau, ở phụ nữ chưa có sinh con lần nào, có tiền căn phẫu thuật các lần trước bị cắt bỏ mất một bên ống dẫn trứng và phụ nữ trong tuổi sinh sản.

Điều trị bảo tồn ống dẫn trứng bằng phẫu thuật nội soi bằng cách xẻ dọc tại bờ tự do của ống dẫn trứng lấy hết khối thai và nhau, sau đó cầm máu bằng điện lưỡng cực. Nơi ống dẫn trứng bị xẻ sẽ tự động đóng lại giúp người bệnh bảo tồn được ống dẫn trứng để có thai sau này. Kết quả điều trị thành công 75 - 90%. Biến chứng thông thường nhất của phẫu thuật là thai ngoài tử cung tái phát và sót lại do không lấy hết phần thai trong ống dẫn trứng. Do đó, hiện nay khi đánh giá trong lúc phẫu thuật nội soi chưa hết ta cần cho 1 liều Methotrexate sau mổ. Nhằm tránh những biến chứng thông thường trên. Bất kể phương pháp điều trị như thế nào nội khoa hay phẫu thuật, cần theo dõi hCG cho đến khi không còn hay dưới 5 mUI/ml với thời gian trung bình sau phẫu thuật diễn tiến bình thường từ 12 - 14 ngày.

Đánh giá thông ống dẫn trứng sau phẫu thuật bảo tồn

Quan điểm mới hiện nay để đánh giá khả năng khôi phục sự thông thương ống dẫn trứng sau phẫu thuật nội soi điều trị thai ngoài tử cung. Chụp tử cung - ống dẫn trứng có cản quang được bơm vào lòng tử cung qua ngả âm đạo để đánh giá những bất thường trong lòng tử cung và ống dẫn trứng qua hình ảnh cản quang chụp được sau khi bơm thuốc.

Kỹ thuật chụp tử cung - ống dẫn trứng được thực hiện sau 3 tháng phẫu thuật nội soi bảo tồn vào thời điểm chụp ngày thứ 8 - 10 chu kỳ kinh, tính từ ngày có kinh đầu tiên. Kết quả cho thấy tỉ lệ sự thông thương của ống dẫn trứng khi có sự ngấm thuốc đều của ống dẫn trứng đạt 78%. Đây là bước tiến bộ mới mở ra những cánh cửa tươi sáng cho những phụ nữ mong muốn khả năng làm mẹ.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Theo Sức khỏe và đời sống

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe phụ nữ, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Bệnh Basedow và thai kỳ

Bệnh Basedow, hay còn gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt, là một bệnh thường hay gặp trong nhân dân. Tại các phòng khám nội tiết Ở các bệnh viện lớn, có hơn 45,8% số bệnh nhân bị bệnh Basedow trong tổng số các bệnh nhân đến khám hàng ngày.

Vào năm 1840, K.Basedow, một thầy thuốc người Đức, đã mô tả tỉ mỉ và đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của bệnh này, bao gồm 3 nhóm triệu chứng chính: hội chứng cường giáp trạng với các triệu chứng: ăn nhiều, gầy nhiều, run tay, tim đập nhanh, hồi hộp… bướu cổ lan tỏa và lồi mắt. Và từ đó, để kỷ niệm người bác sĩ đầu tiên tìm ra căn bệnh, người ta đã lấy tên của ông để đặt gọi là bệnh Basedow. Tuy nhiên ở các nước khác nhau, nó còn được gọi dưới những cái tên khác như: ở Anh, Mỹ gọi là bệnh Graves, ở Liên Xô (cũ) bệnh độc tuyến giáp, ở Việt Nam: bướu cổ lồi mắt (hay còn gọi là bệnh nhiễm độc tuyến giáp)…

Nguyên nhân

Lúc đầu đại đa số các nhà  khoa học đều cho rằng chức năng của tuyến giáp có liên quan mật thiết đến sự  hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, do đó nó đóng một vai trò rất quan  trọng trong nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow.

Tuy nhiên, từ năm 1925 đã có những công trình nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng miễn dịch trong bệnh lý tuyến giáp. Năm 1955 các nhà sinh học đã tìm thấy chất: “Kích thích tuyến giáp có tác dụng kéo dài” là một chất có tác dụng giống hoóc-môn kích thích hoạt động của tuyến giáp trạng nhưng không phải do tuyến yên tiết ra. Đến năm 1980 thì tìm thấy các kháng thể chống lại thụ thể của hoóc-môn tuyến giáp trong máu của hầu hết các bệnh nhân Basedow. Hơn thế nữa, khi quan sát các mẫu tiêu bản lấy từ mô tuyến giáp của bệnh nhân Basedow, các nhà bệnh lý học thấy có sự hiện diện của rất nhiều tế bào lympho là những thành phần chính trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi nghiên cứu sâu về cây gia phả của những bệnh nhân Basedow, các nhà khoa học thấy có sự liên quan mang tính chất gia đình, các cặp sinh đôi cùng trứng nếu có một người bị bệnh Basedow thì khả năng người còn lại cũng mắc bệnh này lên đến 50%, trong khi khả năng này chỉ là 5% ở những người sinh đôi khác trứng. Trong thực hành bệnh viện, chúng tôi đã gặp trường hợp một gia đình  cả 5 chị em gái cùng bị bệnh.

Phương pháp điều trị

Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng làm bệnh nhân gầy sút nhanh chóng có những bệnh nhân mất hơn 15kg trong 6 tháng. Mất ngủ, tiêu chảy càng làm cho bệnh nặng hơn. Có nhiều bệnh nhân bị biến chứng về tim mạch gây suy tim và hạ huyết áp dể ngất xỉu và khá nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị bệnh Basedow bao gồm điều trị nội khoa với việc sử dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc ức chế giao cảm và một số trường hợp nặng bệnh nhân được sử dụng tăng cường các loại thuốc kháng viêm ức chế miễn dịch loại corticoide, các thuốc an định thần kinh và chống suy tim. Việc điều trị nội khoa là căn bản nền tảng để điều trị khác được tiếp tục sau đó như phẫu thuật cắt bán phần hai thùy tuyến giáp hay sử dụng iode đồng vị phóng xạ

Có một số công trình nghiên cứu cho rằng, trong thời gian mang thai bệnh Basedow có thể thuyên giảm do tác dụng của hoóc-môn sinh dục nữ. Nhưng cũng có những nghiên cứu khác lại cho thấy bệnh trở nên nặng hơn, nhất là những bệnh nhân bị suy tim do biến chứng của bệnh.

Ở những bệnh Basedow có thai hoặc mong muốn có thai, tuy thuốc điều trị không gây quái thai và ảnh hưởng nhiều đến thai phụ, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân hạn chế sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất là điều trị dứt bệnh trước khi có thai.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe và tâm lý các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Những sai lầm thường gặp khi tránh thai

Ngồi xổm lâu, dùng vòi xịt rửa thật sạch sau khi quan hệ, quan hệ đứng, quan hệ trong bồn tắm ấm… không phải là cách "hay ho" để phòng tránh thai. Thế nhưng đây lại là "sáng kiến" đầy sáng tạo nhưng hoàn toàn sai lầm của không ít chị em.

“Chuyện ấy” xảy ra vào đúng kỳ kinh nguyệt

chống thấm, màng chống thấm, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược,chống thấm sân thượng, chong tham tang ham, chong tham thang may, beautiful slim bodybeautiful slim body beautiful slim body“Chuyện ấy” xảy ra vào đúng kỳ kinh nguyệt


Nhiều phụ nữ cho rằng, quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt không thể mang thai, nên không nhất thiết phải dùng đến các biện pháp phòng tránh thai. Điều này thật sai lầm. Bởi lẽ, thông thường phụ nữ có khả năng thụ thai cao nhất là vào giữa chu kỳ kinh (chu kỳ kinh 28 ngày). Tuy nhiên, nhiều minh chứng cho thấy, vẫn có thể mang thai khi quan hệ tình dục vào đúng thời kỳ kinh nguyệt diễn ra. Nguyên nhân là do tinh trùng có “tuổi thọ” lâu hơn bạn tưởng (tinh trùng có thể tồn tại 5 ngày trong môi trường âm đạo).

Trong thời kỳ cho con bú

Trong thời kỳ cho con bú, kinh nguyệt vẫn diễn ra theo chu kỳ “đến hẹn lại lên”. Điều này đồng nghĩa với việc trứng vẫn rụng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể mang thai trong thời kỳ này. Nếu không muốn mang thai ngoài ý muốn, hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh thai hữu hiệu.

“Xuất binh” ngoài âm đạo

Đây là sai lầm lớn nhất mà rất nhiều phụ nữ vẫn lầm tưởng. Trái lại, bạn vẫn có khả năng mang thai khi đối tác “xuất binh” bên ngoài âm đạo. Lý do là bởi trước đó, tinh trùng đã có thể “xâm nhập” vào môi trường âm đạo nhờ chất bôi trơn được tiết ra. Xin nhấn mạnh thêm rằng, bất cứ sự “gặp gỡ” nào giữa âm đạo và dương vật đều có khả năng mang thai.

Thụt rửa ngay sau khi quan hệ tình dục

Thụt rửa, hay tắm đều khó có thể loại trừ khả năng mang thai. Bởi vì, trước đó tinh trùng đã có khả năng “chu du” vào sâu bên trong để “tìm gặp” trứng. Chính vì thế, thụt rửa không được coi là phương pháp tốt để phòng tránh thai.

Trong lần quan hệ đầu tiên

Bạn vẫn có thể mang thai ngay cả khi đó là lần đầu bạn biết “thế nào là chuyện ấy”. Hơn thế nữa, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này cũng lưu ý thêm rằng, những bạn gái lần đầu quan hệ còn có khả năng mang thai cao hơn so với những nguời phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục. Cho nên, trong trường hợp chưa có sự chuẩn bị hoặc chưa xác định rõ ràng, bạn hãy tìm cách từ chối đối phương hoặc hãy dùng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Dùng thuốc tránh thai

Phần lớn việc dùng thuốc tránh thai đều đem lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh thai. Tuy nhiên, cũng không phải là không có những trường hợp ngoại lệ (nếu không sử dụng đúng hướng dẫn). Bạn cũng không nên quá lạm dụng loại thuốc này, bởi bên cạnh những tác dụng của nó mang lại, thuốc còn tồn tại nhiều mặt trái. Cũng xin nhắc thêm rằng, thuốc tránh thai không có khả năng phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục và căn bệnh thế kỷ - HIV.

Đã quá tuổi để mang thai

Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn vẫn xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng, bạn vẫn có khả năng mang thai. Bạn chỉ có thể chắc chắn không có khả năng sinh con khi không còn xuất hiện kinh nguyệt ít nhất trong vòng một năm (mãn kinh). Sau một năm không có hành kinh, bạn có thể không dùng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục.

Gặp rắc rối ở vùng kín

Bạn đừng quan niệm rằng, vì bạn có “khuyết điểm” ở bộ máy sinh sản, nên không thể mang thai. Trừ khi bác sĩ kết luận chính xác rằng “bạn không có khả năng mang thai” thì bạn mới có thể không mang thai. Ngoài ra, bạn vẫn cần phải “tránh” nếu không muốn mang thai ngoài ý muốn.

Một số biện pháp tránh thai có hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng bao gồm: dùng bao cao su , thuốc ngừa thai, thắt ống dẫn tinh, triệt sản, đặt vòng tránh thai, miếng cấy tránh thai, tiêm tránh thai…

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản, nếu có những thắc mắc về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi đến tổng đài 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: nhung bieu hien cua nguoi nhiem hivnhung bieu hien ban dau cua hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Để sinh con khỏe mạnh đối với cha mẹ bị nhiễm "H"

Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP Hà Nội, mỗi năm TP Hà Nội có trên 110.000 phụ nữ mang thai, trong đó có khoảng 700 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ người mẹ nhiễm HIV sang con của mình là 35-40%.


Như vậy mỗi năm Việt Nam sẽ có 1.300-1.700 trẻ bị nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con. Tính riêng TP Hà Nội, sẽ có khoảng 245-280 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ nếu không được can thiệp chủ động và tích cực.

Bố nhiễm HIV, con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh

Anh Ong Văn Tùng, 39 tuổi và chị L, thành viên nhóm Vì ngày mai tươi sáng Hà Nội đã đón đứa con trai đầu lòng trong niềm vui khôn xiết. Bởi lẽ anh Tùng mang trong mình căn bệnh thế kỷ, còn vợ anh thì không. Mặc dù bị nhiễm HIV nhưng niềm mong mỏi có đứa con vẫn là điều mà anh chị khao khát nhất. Hai vợ chồng đã tìm đến Bệnh viện Phụ sản TƯ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tư vấn. Các bác sĩ đều chung một lời khuyên không nên có con vì rủi ro quá cao. Anh chị đã nghĩ đến việc đi thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện tại Thái Lan. Tuy nhiên do chi phí quá cao, họ đã quyết định đầy mạo hiểm: có con theo cách truyền thống. Chị L. đi siêu âm căn ngày rụng trứng. Ngay sau khi gặp nhau, chị L. uống thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV. Còn anh Tùng, suốt nửa năm trước đó đã sử dụng thuốc ARV (thuốc kháng virus) để giảm thiểu nguy cơ lây HIV sang vợ. Ngay sau đó chị L. mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng mặc dù không tránh khỏi lo âu: liệu mẹ và con có bị nhiễm HIV không? Tuy nhiên các xét nghiệm sau đó đã cho kết quả chị L. âm tính với HIV. Cuối cùng, chị sinh hạ được một bé trai hoàn toàn khỏe mạnh.

Người phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cần phải làm gì?

Theo các bác sĩ, phụ nữ nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng/ngày gồm nhóm bột đường (cơm, bánh mì, bắp…); nhóm thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, sữa, đậu); nhóm chất béo (dầu ăn, bơ, đậu phộng…); nhóm vitamin và khoáng chất (rau quả, trứng, sữa, trái cây…). Bên cạnh đó tư vấn xét nghiệm HIV trước sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá tình trạng HIV của phụ nữ mang thai, từ đó xác định các biện pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt là dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra cả ở 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ đầu mang thai, do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con, 15%-20% do thời kỳ chuyển dạ đẻ và 10% trong thời kỳ cho con bú. Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, dừng điều trị thuốc ARV sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, gây khả năng kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả trong việc phòng chống lây nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, việc sinh nở và nuôi con của những bà mẹ nhiễm HIV vẫn an toàn. Ngoài ra với những phụ nữ có HIV mang thai còn ở tình trạng miễn dịch tốt, sẽ được tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ. Đồng thời cứ 3 tháng một lần thai phụ cần kiểm tra tế bào CD4 để được điều trị ARV theo những phác đồ khác nhau.

Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong khi sinh nên tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn. Chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh được coi là biện pháp tối ưu. Sau khi sinh, người mẹ nên nuôi trẻ bằng sữa thay thế để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Những trẻ được sinh ra từ bà mẹ có HIV cần được giới thiệu và chuyển tới các phòng khám để theo dõi và điều trị ARV.
Nguồn tổng hợp

Trên đây là một số thông tin về sức khỏe HIV. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Phòng ngừa rạn da ở bà bầu?

Rạn da khi mang thai là nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu, thật may mắn là có không ít cách ngăn ngừa. Hãy cùng học cách chăm sóc da, tóc, dáng vóc... khi mang bầu để trở thành bà bầu quyến rũ chị em nhé!


Theo thống kê, có khoảng 80% chị em bị ran da trong thời gian mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là khi mang bầu, trọng lượng cơ thể phụ nữ tăng lên đột ngột ở một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi đặc biệt phần bụng, mông, đùi và cả ngực. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây và cuối cùng để lại các vết rạn chằng chịt trên da. Triệu chứng rạn da càng trở nên nặng nề hơn ở những phụ nữ tăng cân quá nhanh, quá nhiều trong thai kỳ, mang song thai, thai nhi quá lớn hoặc chửa nhiều nước ối.

Nguyên nhân thì đơn giản là thế nhưng chữa trị rạn da sau sinh không phải là chuyện đơn giản. Thông thường, các mẹ phải mất từ 3-5 năm, các vết rạn da mới mờ dần và thậm chí ở nhiều người rạn da còn đi theo suốt chục năm. “Vết nhơ” trên da sẽ khiến chị em chúng mình mất đi vẻ tự tin. Vì vậy cách tốt hơn cả là các mẹ nên học cách phòng ngừa rạn da ngay từ những ngày đầu mang thai. Nói đến điều này, nhiều mẹ sẽ e ngại vì sợ sử dụng mỹ phẩm phòng rạn da sẽ ảnh hưởng đến con yêu hoặc massage da bụng thường xuyên sẽ gây sảy thai. Tuy nhiên, có rất nhiều cách không sử dụng đến mỹ phẩm mà vẫn có thể phòng ngừa rạn da đấy các mẹ ạ. Những phương cách này sử dụng mỹ phẩm từ thiên nhiên, rất an toàn với da. Nếu các mẹ chăm chỉ massage nhẹ nhàng hàng ngày thì chẳng ảnh hưởng gì đến bụng bầu mà lại có công dụng giúp ngừa rạn da rất tốt. Những cách này đã được rất nhiều độc giả Eva áp dụng thấy có hiệu quả và chia sẻ với các mẹ khác. Chị em đang bầu bí hãy cũng thử nhé.

Dầu dừa


Dưỡng chất trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào da, giúp làm mềm da, tăng độ đàn hồi cho da. (ảnh minh họa)

Dầu dừa được mệnh danh là “thuốc tiên” cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ. Công dụng của dầu dừa thì nhiều lắm nhưng chỉ xin kể ra đây công dụng phòng ngừa rạn da khi mang bầu đã được rất nhiều chị em rỉ tai nhau . Cách làm là chị em có thể tự làm dầu dừa hoặc mua dầu dừa nguyên chất về massage nhẹ nhàng các vùng da có nguy cơ bị rạn từ những tháng đầu thai kỳ (tốt nhất là từ tháng thứ 4 khi bụng bầu bắt đầu lớn dần).

Mẹ bầu có thể thoa dầu dừa 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối vào những vùng da như bụng, ngực, mông, đùi. Dưỡng chất trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào da, giúp làm mềm da, tăng độ đàn hồi cho da. Như thế, khi bụng bầu lớn dần, da căng ra sẽ không làm các sợi collagen và elastin bị đứt gẫy gây rạn da.

Lòng trắng trứng gà

Chị em đã từng nghe nói đến rất nhiều công dụng của lòng trắng trứng gà trong việc làm đẹp da. Đắp mặt nạ lòng trắng trứng sẽ giúp da mẹ trắng hồng. Ngoài ra, các mẹ bầu còn rỉ tai nhau một công dụng cực hiệu quả trong việc chăm sóc da khi mang thai là ngăn ngừa rạn da. Không chỉ ngăn ngừa rạn da, với những mẹ đã bị ran da sau sinh, có thể sử dụng mặt nạ trứng gà để giảm bớt vết rạn nữa đấy.


Không chỉ ngăn ngừa rạn da, với những mẹ đã bị ran da sau sinh, có thể sử dụng mặt nạ trứng gà để giảm bớt vết rạn. (ảnh minh họa)

Cách làm như sau:

- Mẹ chỉ cần lọc lấy lòng trắng trứng rồi thoa lên vùng da bị rạn.

- Chờ cho lớp mặt nạ đó khô rồi tiếp tục bôi thêm 2 lớp nữa, chờ 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.

Các dưỡng chất trong lòng trắng trứng sẽ giúp ngăn ngừa và trị rạn da hiệu quả vì chúng sẽ có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Các mẹ nên sử dụng lòng trắng trứng gà, đặc biệt là gà ta và nên thực hiện 3 lần/tuần nhé!

Sữa tươi

Ngoài 2 cách phổ biến trên, cũng khá nhiều mẹ sử dụng cách dùng sữa tươi để ngăn ngừa rạn da khi mang bầu . Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và tuyệt đối an toàn với làn da. Các mẹ cần biết trong sữa tươi chứa protein, enzyme, axit lactic… sẽ giúp khắc phục các chứng bong da, giữ ẩm, làm mịn da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng cho da.

Massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng bụng, vùng mông, vùng đùi với sữa tươi sẽ có tác dụng ngăn ngừa rạn da. (ảnh minh họa)

Cách thực hiện như sau: Các mẹ mua sữa bò tươi về bảo quản trong tủ lạnh rồi sử dụng vào mỗi buổi tối sau khi tắm. Massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng bụng, vùng mông, vùng đùi sẽ có tác dụng ngăn ngừa rạn da. Ngoài ra, nhiều mẹ còn chia sẻ rằng sữa bò tươi còn có công dụng giảm rạn da với những người không may đã bị rạn da. Cách làm cũng tương tự như trên. Các mẹ chú ý massage da nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày và kiên trì với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy.

Ngoài những phương cách từ thiên nhiên trên, để giảm nguy cơ bị ran da trong thời gian “đeo bao lô ngược”, chị em cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng, uống nhiều nước để tăng tính đàn hồi cho da và đặc biệt phải kiểm soát cân nặng, tránh để tăng cân quá nhanh và quá nhiều trong thai kỳ.

Có được một làn da mịn màng, không rạn nứt sau ca sinh nở là điều mà mẹ nào cũng muốn. Cách duy nhất là chị em nên phòng bị cho mình những “vũ khí” giúp ngăn ngừa để “phòng bệnh con hơn chữa bệnh” nhé! Chúc chị em luôn có làn da mịn màng!

Nguồn tổng hợp

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản, nếu các bạn có những thắc mắc thêm về sức khỏe mang thai hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các bác sỹ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Vắt sữa mẹ làm sao cho đúng?

Vắt sữa mẹ làm sao cho đúng?Vì nhiều lý do trẻ không thể bú trực tiếp sữa mẹ trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, bà mẹ cần lưu ý khi vắt sữa bằng tay cho trẻ.

Vì sao mẹ phải tự vắt sữa?

Có nhiều trường hợp bà mẹ phải vắt sữa để nuôi con. Đó là khi người mẹ không thể tiếp xúc với bé thường xuyên do trẻ bị ốm, trẻ sinh non đang cần chăm sóc đặc biệt, hoặc mẹ quá bận bịu với công việc đột xuất nào đó… nhưng vẫn muốn cho trẻ uống sữa mẹ thay vì các sản phẩm sữa khác. Cũng có trường hợp người mẹ phải tự vắt sữa do cảm thấy khó chịu  và không thoải mái khi ngực quá căng, bị tắc tuyến sữa..

Nên vắt bằng máy hay bằng  tay?

Bà mẹ có thể tự vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Có nhiều loại máy hút sữa với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau thích hợp với ngực của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi dùng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Khi sử dụng, cần đảm bảo bình chứa và máy hút luôn được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng trước khi sử dụng.


Ngoài ra, thông thường nhiều người mẹ cảm thấy việc vắt sữa bằng tay dễ dàng và thoải mái hơn dùng máy hút, nhất là vào những ngày đầu tiên khi sinh em bé. Việc sử dụng cách nào là tùy thuộc vào thói quen và tình trạng của bạn.

Lưu ý khi vắt sữa bằng tay:

- Trước khi vắt, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành vắt.

- Đặt tay để vắt sữa ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú.

- Bóp nhẹ nhàng. Cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên vắt sữa, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể vắt dễ dàng vào các lần tiếp theo.

- Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.

Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?

Sữa sau khi vắt cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:

- Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.

- Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh.

Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.

Trước khi cho trẻ uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người.

Không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.

Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.

Bs. Nguyễn Ngọc Lan
Theo Sức khỏe & đời sống

Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Cytomegalo Virus (CMV) và thai kỳ

Virus Cytomegalo (CMV) là loại virus thuộc nhóm Herpes, tên gọi từ tế bào bị nhiễm virus phồng to lên.Cytomegalovirus là virus thường gặp và hầu hết mọi người đều bị nhiễm. Một khi đã xâm nhập cơ thể con người, CMV sẽ tồn tại trong cơ thể. Do có nhiều chủng CMV nên người ta có thể bị nhiễm CMV nhiều lần.


Sự lây truyền và dịch tễ:

- CMV có mặt ở khắp nơi trên thế giới, chỉ gây dịch nhỏ. Cuộc sống cộng đồng và vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền bệnh; khoảng 1% sơ sinh nhiễm CMV, tỉ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển.

- CMV có thể hiện diện trong sữa mẹ, nước miếng, phân người và nước tiểu. Sự lây truyền theo nhiều kiểu khác nhau. Nhiễm ở tuổi chu sinh và trẻ em nhỏ xảy ra rất thường xuyên. Giai đoạn sớm thì truyền qua nhau thai, trong lúc sinh và trong sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ thì truyền qua nước bọt. Lúc lớn thì truyền qua đường sinh dục, CMV hiện diện âm thầm trong tinh dịch và dịch tiết cổ tử cung. Nó cũng truyền qua đường máu hoặc ghép cơ quan. 80% người lớn có kháng thể.

- Khoảng 40-80 % người lớn bị nhiễm CMV tại Hoa Kỳ trước tuổi 40. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ này cao đến 90 %.

Sinh bệnh học:

- Người là ký chủ tự nhiên. Lây truyền từ người sang người. Dòng CMV động vật không gây bệnh cho người. Đa số người bị nhiễm phát hiện được nhờ xét nghiệm.

- Tỉ lệ mắc tăng lên ở những người nhận cơ quan ghép, hóa trị trong ung thư… Biến chứng thường gặp là viêm phổi, đặc biệt viêm phổi kẽ.

- Một khi đã bị nhiễm thì người bệnh sẽ mang CMV suốt đời dù cho không có triệu chứng. CMV thường ngủ yên trong tế bào bạch cầu, sự tái hoạt CMVcó thể xảy ra khi các tế bào miễn dịch  Lympho T bị suy yếu, do bệnh như nhiễm HIV hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

- Trong trường hợp bệnh lan tỏa có thể tìm thấy CMV ở nhiều cơ quan, do sự lan tỏa của các đại bào chứa thể vùi nhưng số lượng đại bào không phản ánh được sự rối loạn chức năng của các cơ quan bị nhiễm
Bệnh học:

Nhiễm CMV ở người lớn và trẻ em lớn:

Nhiễm CMV gây ra Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh 20 – 60 ngày, xuất hiện triệu chứng bệnh sau 2 –  6 tuần với các triệu chứng: sốt kéo dài, đôi khi lạnh run, suy yếu, khó chịu; đau cơ, lách to, viêm họng xuất tiết và viêm hạch ở cổ;…bất thường chức năng gan và bệnh lý lympho bào. Bệnh thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân hồi phục không di chứng nhưng viêm gan cận lâm sàng lại thường gặp. Rất hiếm khi nhiễm CMV đưa đến tử vong, trừ các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Đặc biệt ở bệnh nhân được ghép thận, ghép tủy bị đè nén miễn dịch để lại biến chứng viêm phổi mô kẽ với tỷ lệ cao.

Nhiễm CMV chu sinh:


- Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm CMV trong lúc sinh khi ngang qua âm đạo hoặc nhiễm sau sinh khi bú sữa mẹ hay do tiếp xúc với các dịch tiết khác của mẹ. 40 – 60 % trẻ sơ sinh bú mẹ hơn một tháng mà mẹ có huyết thanh dương tính với CMV sẽ bị lây nhiễm.

- Đa số các trẻ này đều không có triệu chứng, một số trẻ có thể có triệu chứng viêm phổi kẽ kéo dài. Một số triệu chứng khác hay gặp như cân nặng lúc sinh thấp, viêm hạch, nổi mẩn, viêm gan, tế bào lympho tăng và thiếu máu.

- CMV có khả năng được thải không liên tục từ hầu họng và nước tiểu trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Nhiễm CMV bẩm sinh:

- Trẻ nhiễm virus trong thời kỳ thai nghén gây bệnh thể vùi tế bào khổng lồ. Tế bào khổng lồ được tạo thành gọi là Cytomegalo, có nhiều nhân nổi bật, nhiều thể vùi trong nhân. Nhiều cơ quan cũng bị nhiễm dẫn đến bất thường bẩm sinh.

- Hầu như chỉ những thai nhi có mẹ bị nhiễm CMV lần đầu trong khi mang thai mới có triệu chứng lâm sàng.

- Thai nhi có nhiều dạng biểu hiện lâm sàng từ không có triệu chứng đến thể nặng và lan rộng toàn thân. Một số triệu chứng như đốm mảng xuất huyết, gan, lách to, vàng da (60-80%), teo não và đầu nhỏ, nhu mô não bị vôi hóa, chậm phát triển trong tử cung(30-50%), thoát vị bẹn và viêm võng mạc ít thấy hơn.

Xét nghiệm cận lâm sàng: men gan tăng, tiểu cầu giảm, bilirubin cao, tán huyết, protein trong dịch não tủy cao.

Tiên lượng xấu: tỉ lệ tử vong 20 - 30% , nếu còn sống sót có thể dẫn đến trì trệ tâm thần ở trẻ và điếc khi lớn lên. Gần như các trường hợp CMV bẩm sinh không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và sau này, 5-25% sẽ bị chậm phát triển tâm thần, mù, răng hỏng bất thường.

Chẩn đoán:

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định nhiễm CMV: phân lập siêu vi CMV, tìm kháng thể - kháng nguyên CMV, thử nghiệm PCR tìm CMV-DNA hoặc quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi điện tử.

Phòng bệnh:

- Hiện vẫn chưa có vaccine dự phòng CMV.

- Sàng lọc kĩ máu trước khi truyền máu, sàng lọc tủy xương tạng ghép trước khi đưa vào người nhận

- Trẻ bị bệnh thể vùi tế bào khổng lồ thải virus qua nước tiểu phải cách ly với những trẻ khác.

- Có thể sử dụng CMV-globulin miễn dịch tiêm để hạn chế bớt các trường hợp nhiễm khi ghép tạng hoặc dự phòng nhiễm cho các bé có mẹ nhiễm tiên phát CMV trong lúc mang thai. Acyclovir hay valacyclovir có thể hạn chế bớt sự lây nhiễm CMV cho người nhận tạng ghép.

Điều trị:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV.
Ganciclovir có thể làm giảm triệu chứng ở người suy giảm miễn dịch nhiễm CMV.

CN. Hạ Đình Bửu Thắm
CN. Nguyễn Ngọc Trang Đài
Khoa Xét nghiệm – BV Từ Dũ

Chú ý:Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các bác sĩ.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Các thuốc ảnh hưởng đến thai nhi?

Một loại thuốc được coi là có thể gây độc cho thai nếu việc sử dụng nó ở những phụ nữ đang mang thai có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng ở thai nhi hoặc ở trẻ sau khi ra đời, một số bất thường này có thể kín đáo và không được bộc lộ rõ cho đến cuối đời.

Phần lớn các loại thuốc hiện nay đều được khuyến cáo dùng thận trọng hoặc chống chỉ định ở những các phụ nữ đang mang thai. Tác dụng độc của thuốc đối với thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường gặp nhất trong 3 tháng đầu, thường phụ thuộc liều dùng của thuốc, tuổi của thai và có sự hiệp đồng giữa các loại thuốc. Nguy cơ gây độc thai với mỗi loại thuốc cũng khác nhau rõ rệt giữa các cá thể.

Các thuốc kháng sinh:

Rất nhiều loại kháng sinh được biết có thể gây ra các bất thường của thai, như nhóm aminoglycoside (gentamycin, streptomycin…) có thể xâm nhập rất nhanh qua hàng rào rau thai và phá hủy thần kinh thính giác của thai nhi, gây điếc bẩm sinh. Tetracyclin khi sử dụng ở phụ nữ mang thai sau 15 tuần có thể gắn mạnh vào xương và răng làm răng biến màu vàng nâu và chậm phát triển các xương dài. Trimethoprim cũng có liên quan với nguy cơ gây dị dạng thai khi sử dụng ở những thai phụ có thiếu hụt acid folic. Ngoài ra, nhóm quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, pefloxacin…) cũng bị chống chỉ định dùng ở phụ nữ mang thai do có những bằng chứng cho thấy chúng có thể phá hủy sụn tiếp của thai ở các động vật thí nghiệm. Những nhóm kháng sinh kể trên nên được tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai, trừ khi không có kháng sinh thích hợp thay thế.

Thuốc hạ huyết áp:

Đây là một trong những nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. Các thuốc lợi tiểu gây giảm tưới máu cho thai nên hầu hết bị chống chỉ định dùng ở phụ nữ mang thai. Nhóm các thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril… và các thuốc kháng thụ thể angiotensin-II như losartan, valsartan khi dùng ở phụ nữ mang thai có thể gây một số bất thường thai như thiểu ối, loạn sản ống thận, vô niệu sơ sinh, thiểu sản phổi, còn ống động mạch, chậm phát triển thai, chết thai hoặc sơ sinh. Những nhóm thuốc hạ áp khác như methyldopa, chẹn bêta giao cảm và nhóm chẹn kênh canxi đều tương đối an toàn đối với thai nghén.

Các thuốc kháng giáp:

Propylthiouracil là thuốc kháng giáp được lựa chọn dùng ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Carbimazole và chất chuyển hóa của nó có thể qua hàng rào rau thai và gây suy giáp ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Các thuốc chống co giật:

Barbiturate, carbamazepine, oxcarbazepine, oxazolidine, phenytoin, primidone, succinimide và valproic acid đều được ghi nhận trong một số báo cáo có liên quan với các bất thường hình thái ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, cằm nhỏ, sập sống mũi, bất thường ống sống và tim, lỗ tiểu thấp…Tuy nhiên, các bất thường này là hiếm gặp và việc điều trị động kinh ở phụ nữ có thai là hết sức cần thiết, không nên bị ngưng lại.

Các thuốc chống trầm cảm:

Nhóm ức chế men monoamine oxidase (IMAO) có thể gây ra các cơn tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai dẫn đến giảm tưới máu cho thai và làm chậm sự phát triển của thai. Gần đây, có một số báo cáo ghi nhận mối liên quan giữa việc dùng nhóm thuốc này với một số bất thường hình thái ở thai nhi. Các thuốc chống trầm cảm khác như amitriptyline, imipramine, fluoxetine đều tương đối an toàn với thai nghén.

Các thuốc khác:

Các thuốc chống đông nhóm coumarin có thể gây ra bất thường thai ở khoảng 5-10% các trường hợp dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thường gặp nhất là loạn sản sụn, tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, suy hô hấp lúc sinh, giảm sản vùng mặt, mũi. Nếu dùng trong những tháng cuối, các thuốc này có thể gây ra xuất huyết trong sọ ở thai nhi, dẫn đến các hậu quả như não nhỏ, chậm phát triển trí tuệ… Các dẫn xuất của vitamin A như isotretinoin nếu được dùng đường uống ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng 20-30% nguy cơ các bất thường bẩm sinh ở tim, tuyến ức và sọ mặt ở những đứa trẻ được sinh ra. Nguy cơ sảy thai tự phát cũng tăng 20%, 30% các trẻ không mang các dị tật lớn có thể có chậm phát triển trí tuệ và 60% có các bất thường chức năng tâm thần kinh.

Do những nguy cơ này, các dẫn xuất vitamin A nên được ngưng ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai. Misoprostol là tác nhân gây sảy thai, thường được dùng phối hợp để phá thai. Nếu đứa trẻ vẫn được sinh ra, nó có thể mang nhiều loại dị tật như não úng thủy, liệt các dây thần kinh sọ bẩm sinh…Methotrexate nếu được dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ rõ rệt gây sảy thai, một số dị dạng cũng có thể gặp trong một số ít trường hợp như thóp rộng, liền khớp sọ sớm, chậm phát triển trí tuệ… Leflunomide cũng bị chống chỉ định ở phụ nữ có thai do các nghiên cứu ở động vật thí nghiệm cho thấy thuốc này có thể gây tổn thương nghiêm trọng phôi thai ở liều thấp. Các thuốc bisphosphonate như alendronate, risedronate… cũng nên tránh sử dụng ở phụ nữ mang thai do các nghiên cứu ở động vật thí nghiệm cho thấy, ở liều rất cao, các thuốc này có thể gây tổn thương hệ thống xương của thai nhi.

Với những nguy cơ tiềm tàng của các loại thuốc đối với thai, trước khi dùng thuốc ở những phụ nữ mang thai, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa nguy cơ gây độc cho thai của thuốc và nguy cơ của bệnh nếu không được điều trị. Nguyên tắc chung khi dùng thuốc ở phụ nữ mang thai là chỉ dùng những loại thuốc thực sự cần thiết và có lợi ích rõ rệt, cố gắng trì hoãn việc điều trị qua 3 tháng đầu của thai kỳ nếu có thể. Tốt nhất nên tránh sử dụng các loại thuốc mới vì còn thiếu những thông tin về độ an toàn đối với thai nghén. Các loại thuốc bán không cần đơn và thuốc Đông dược cũng có thể gây độc đối với thai và do đó cũng nên được dùng một cách thận trọng ở phụ nữ mang thai và phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

BS. Nguyễn Hữu Trường
Sức khoẻ đời sống

Chú ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe sinh sản. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.

Tags: bieu hien cua hivbieu hien cua benh hiv,

Tin liên quan:

Nguồn cachchuabenh.net

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em