TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Giáo dưỡng thai nhi - hành trình của yêu thương

Theo bác sỹ Nguyễn Lan Hải, Cố vấn chuyên môn Hội quán Các bà mẹ, từ trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe, cảm nhận..., thậm chí học hỏi và nhớ được một số điều. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để các ông bố, bà mẹ giáo dục thiên thần nhỏ của mình.
Giáo dưỡng thai nhi là sự biểu hiện tình cảm giữa các thế hệ, là bản năng tự nhiên gắn liền với khát khao làm bố, làm mẹ. Do đó, điều quan trọng là mỗi hành động giao tiếp với trẻ phải đi kèm với tình yêu thương dịu dàng, gắn bó giữa bố mẹ và đứa con trong bụng. Điều đó cũng giúp tránh cho trẻ phải đối diện với những trở ngại, khó khăn trong quá trình phát triển sau này. Các chuyên gia cho rằng, không cần đợi đến khi ra đời, giai đoạn trong bụng mẹ chính là thời gian lý tưởng để người mẹ áp dụng các biện pháp thai giáo giúp bé hình thành tình cảm và phát triển nhân cách tích cực nhất, thông qua âm nhạc, ngôn ngữ, chế độ ăn uống và môi trường tốt.
Sử dụng âm nhạc đúng cách
Tại hội thảo Thai giáo - Hành trình của yêu thương do Hội quán Các bà mẹ tổ chức, bác sỹ Nguyễn Lan Hải cho rằng, có nhiều biện pháp dạy bé trong bụng mẹ như: tận dụng các giác quan, bằng sự vuốt ve, bằng hình ảnh đẹp, bằng sự di chuyển của mẹ..., trong đó thai giáo bằng âm nhạc được các mẹ áp dụng phổ biến và đưa đến nhiều hiệu quả. Khoa học đã chứng minh, âm nhạc với giai điệu nhẹ nhàng, du dương như nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng có tác dụng giúp mẹ và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn, hóa giải những căng thẳng, buồn phiền, lo âu cho các bà mẹ, nhờ đó cũng mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu cho thai nhi. Tuy nhiên, không nhất thiết các bà mẹ phải nghe nhạc giao hưởng, cổ điển hay thính phòng. Các giai điệu êm ái, du dương của nhạc dân ca, nhạc dân tộc, hát ru, những bản nhạc với âm thanh vui nhộn, ca từ trong sáng, mượt mà mà mẹ yêu thích… cũng có tác dụng tương tự. Thời gian, tần suất nghe nhạc cũng rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả thai giáo. Bởi trên thực tế không phải mẹ nào cũng am hiểu đầy đủ các biện pháp thai giáo bằng âm nhạc, và kết quả là không ít mẹ áp dụng sai phương pháp, mang đến hậu quả “ngược” cho chính mẹ và con. “Các mẹ không nên nghe nhạc quá nhiều, mỗi lần chỉ nên nghe không quá 20 phút, từ 2 - 3 lần/ngày, suốt thai kỳ” - bác sỹ Nguyễn Lan Hải khuyến cáo.

Dùng ngôn ngữ yêu thương
Từ tháng thứ 6 trở đi, bé đã biết phản ứng với các nguồn âm thanh từ bên ngoài, trong đó có giọng nói của bố mẹ: bé sẽ cử động và trườn người đúng lúc với giọng nói của bố, mẹ; bé cũng có thể cử động mạnh hay đạp vào bụng mẹ khi nghe thấy mẹ cất cao giọng; hoặc bé sẽ cảm thấy được dỗ dành nếu mẹ nói nhẹ nhàng và vỗ về bé. Vì vậy, để mang lại cho bé cảm giác an tâm, bình yên và ấm áp, bố mẹ nên hát hoặc nói chuyện âu yếm, tràn đầy yêu thương với bé. Theo bác sỹ Nguyễn Lan Hải, giai đoạn này, vai trò của người bố rất quan trọng. Nếu bé được bố chuyện trò ngay từ trong bụng mẹ thì sau khi chào đời, bé có thể nhận ra tiếng bố mình trong căn phòng đông người và đáp lại một cách đầy thiện cảm. Ngoài chuyện trò hay hát cho bé nghe, đặc biệt, trước khi sinh 1 tháng, bố mẹ có thể đọc cho bé nghe những câu truyện có nội dung trong sáng, ngôn từ mượt mà, đầy giai điệu như truyện ngụ ngôn, cổ tích… nhằm tăng khả năng tiếp thu, khái quát, hòa hợp khi bé chào đời.

Tạo môi trường tốt và chế độ ăn uống hợp lý
Khoa học đã chứng minh hiệu quả của việc ăn uống và sinh hoạt điều độ đối với thai phụ. Thời kỳ mang thai, người mẹ phải cung cấp dinh dưỡng cho hai người. Bởi vậy, chế độ ăn uống của người mẹ đóng vai trò quan trọng. Nếu cơ thể người mẹ thiếu bất kỳ vitamin hay chất dinh dưỡng nào thì thai nhi cũng thiếu vitamin và chất dinh dưỡng đó. Thời gian này, người mẹ nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với sự tư vấn của bác sỹ. Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm: thực phẩm hàng ngày, trái cây, rau, thịt, trứng, chất béo và cacbonhydrat.
Việc giáo dưỡng thai nhi phải thông qua người mẹ. Chính môi trường sống là yếu tố quyết định đối với quá trình mang thai của thai phụ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Do đó, cần tạo môi trường thân thiện, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Việc tạo cho bà mẹ một tâm trạng vui vẻ, thoải mái chính là cách giáo dưỡng thai nhi hiệu quả nhất. Điều cần thiết là cả nhà cùng vào cuộc tích cực, đặc biệt là người bố, để mang thai không chỉ là việc mang nặng đẻ đau của riêng phụ nữ, mà là niềm vui chung của gia đình. “Nếu thai nhi cảm nhận được sự an toàn, không khí ấm áp, yêu thương thì tâm lý của trẻ cũng sẽ ý thức về thế giới bên ngoài với nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón bé. Từ đó hình thành tính cách tự tin, vui vẻ, hướng ngoại cho trẻ. Ngược lại, nếu cuộc sống vợ chồng bất hòa, người mẹ luôn buồn bực, cáu bẳn, thất vọng, căng thẳng hay lao động quá sức, đặc biệt nếu không mong muốn đứa con ra đời thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng không khí căng thẳng không thiện chí ở bên ngoài, từ đó có thể hình thành tính cách cô độc, tự ti, hay sợ hãi và tình cảm tẻ nhạt” - bác sỹ Lan Hải nói.
Hồng Hà
Trên đây là một số thông tin tham khảo về sức khỏe. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia.

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em