TƯ VẤN SỨC KHỎE1900.8909

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Những điều cần biết để điều trị và phòng tránh bệnh sởi

Một độc giả bày tỏ lo lắng: "Hồi mới cưới, em cũng định bụng sẽ kế hoạch để tiêm phòng rồi mới có thai nhưng vì "lỡ" không sử dụng các biện pháp tránh thai nên em "dính" bầu luôn. Hiện tại em mới mang thai được 8 tuần nên càng lo lắng về nguy cơ mắc sởi. Được biết, nếu bà bầu mắc bệnh sởi, đặc biệt ở đầu thai kỳ, thì vi rút có thể đi qua cuống rốn ảnh hưởng trực tiếp đến con yêu và nguy cơ lớn nhất là thai nhi dị tật.

Việc không tiêm phòng thì đã lỡ rồi, các chị có kinh nghiệm cho em hỏi cách phòng tránh bệnh với ạ. Nếu chẳng may bị lây bệnh thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi có cao không?
"

Bà bầu bị sởi nguy hiểm cho con - 1

Trao đổi với chúng tôi, PGS - TS Trần Danh Cường (Trưởng khoa Sản 1 - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: "Đáng lo ngại nhất khi bà bầu bị sởi là sốt cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt tức là virus sởi đã nhiễm vào cơ thể có thể làm suy giảm miễn dịch. Sốt cao như vậy có thể khiến sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi".

Về nguy cơ dị tật thai nhi khi nhiễm sởi bác sĩ Cường khuyến cáo: "Vấn đề này cần kiểm tra qua chẩn đoán trước sinh. Tuân thủ lịch chẩn đoán dị tật thai nhi của bác sĩ để phát hiện kịp thời. Việc tiêm phòng trong đó có tiêm phòng sởi tốt nhất là 3 tháng trước khi có bầu".

Theo PGS - TS Trần Danh Cường, cách đây 5 năm từng bùng phát dịch Rubella rất nguy hiểm với bà bầu. Việc nhiễm Rubella khi mang thai trước 12 tuần là điều đáng lo ngại. "Còn đối với sởi thông thường gây sốt cao và qua đó ảnh hưởng thai nhi. Còn Rubella tác động trực tiếp đến thai nhi.", bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để phân biệt giữa Rubbela và sởi thông thường bằng mắt thường rất khó. Bởi vì triệu chứng, thời gian ủ bệnh, bệnh cảnh lâm sàng, tiến triển của bệnh đều như nhau. Cụ thể, thời gian ủ bệnh từ 8-15 ngày, gây sốt cao, phát ban từ trên xuống dưới.

"Để có thể phân biệt và nhận dạng bị nhiễm Rubella hay sởi thông thường chỉ có cách xét nghiệm huyết thanh tại cơ sở y tế chuyên khoa", bác sĩ Cường cho hay.

PGS - TS Nguyễn Danh Cường cũng chỉ rõ, khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi kẽ, viêm phổi phối, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Để phòng nhiễm sởi:

- Bà bầu nên đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.

- Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.

- Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa lây. Mặt khác, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai khi bị nhiễm sởi.

- Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia. - See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/hoi-dap-ve-can-nang-cua-me-bau-va-thai-nhi--n65-3960#sthash.tzJJCyHs.dpuf
Trên đây là những thông tin để bạn tham khảo, bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi về bệnh, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.





Họ hàng nhà tôi toàn sinh con nặng cân. Liệu tôi có như thế?
- Sinh con nặng cân cũng có thể mang tính di truyền. Ví dụ, nếu bố mẹ bạn thừa cân thì bạn cũng có khả năng này, tiếp đến là con của bạn. Tương tự, với bố mẹ còi cọc, không ăn uống đủ chất thì cũng có khả năng sinh con còi cọc.
Tuy nhiên, chế độ ăn và lối sống quyết định nhiều tới kích thước của bé hơn là yếu tố di truyền. Nếu nhà bạn có tiền sử bệnh tiểu đường thì bạn nên đi khám ngay vì nó tạo nguy cơ sinh con nặng cân sau này.
Theo Suckhoesinhsan.org
Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia.
- See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/hoi-dap-ve-can-nang-cua-me-bau-va-thai-nhi--n65-3960#sthash.tzJJCyHs.dpuf
Chú ý: Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tâm lý và sức khoẻ, hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn 19008908 hoặc 19008909 để nhận được sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ các chuyên gia. - See more at: http://www.cachchuabenh.net/suc-khoe-sinh-san/hoi-dap-ve-can-nang-cua-me-bau-va-thai-nhi--n65-3960#sthash.tzJJCyHs.dpuf

Đăng nhận xét

Tư vấn sức khỏe 1900 8909

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by cachchuabenh.net | Sức khỏe sinh sản | Bệnh truyền nhiễm | Sức khỏe trẻ em